PHỤC HỒI CÔNG LÝ

GIỚI THIỆU

Xã hội nói với chúng ta rằng khi gục ngã, chúng ta nên đứng dậy ngay lập tức. Khi bị ốm, chúng ta nên “cố chịu” mà đi làm. Và khi bị tổn hại, chúng ta phải vượt qua nó. Tâm lý này là gốc rễ của một nền văn hóa không tạo ra không gian cho việc phục hồi. Đối với người sống sót của nạn bạo hành tình dục, các rào cản xuất hiện ngày càng nhiều. Trong đó bao gồm kỳ thị xã hội xoay quanh nạn bạo hành tình dục, kỳ thị xoay quanh việc yêu cầu hỗ trợ, thiếu kinh phí điều trị, thiếu sự hỗ trợ của người sử dụng lao động và thời gian nghỉ chữa bệnh có lương, và khả năng tiếp cận không bình đẳng với những biện pháp điều trị và dịch vụ từ các nhà cung cấp có hiểu biết về sang chấn và biến số sức mạnh trong vấn đề xâm hại và áp bức. Ngoài ra, thông điệp chi phối xoay quanh việc ai được coi là người sống sót và ai thì không, cũng như thế nào thì được coi là phục hồi, thường chủ yếu tập trung ở Châu Âu mà bỏ quên yếu tố chăm sóc phù hợp về văn hóa.

Những người từng bị tổn hại bởi nạn bạo hành tình dục cần phải được điều trị bằng sự tận tâm và thương cảm, được tiếp cận phương thức hỗ trợ và dịch vụ mà họ cần và muốn. Người sống sót cần phải có khả năng chi phối hành trình phục hồi của chính mình mà không bị ngăn cản, dù là về mặt tài chính hay danh tính. Người sống sót cần được tạo không gian cần thiết, đồng thời chủ lao động và những người thân yêu của họ cần hiểu rằng phục hồi không phải là một quá trình thẳng tắp, không phải lúc nào cũng thuận tiện, mà thường không có cái cần “vượt qua”, chỉ có tìm cách xoay sở để mang theo sang chấn trong hành trình tiến về phía trước. Người sống sót cần được đối xử đàng hoàng và được công nhận về tính nhân văn của họ ở tất cả các bước.

CHÚNG TÔI ĐANG KÊU GỌI

  1. Cấp kinh phí cho các chương trình dựa vào cộng đồng, phù hợp về văn hóa và có hiểu biết về sang chấn nhằm phục vụ người sống sót có nhu cầu thường bị phớt lờ bởi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ ứng phó với nạn tấn công tình dục chính thống, trong đó phải kể đến cộng đồng người Da Đen, Bản Xứ, người bị áp bức giai cấp và người da màu, cộng đồng LGBTQIA+ và người sống sót bị khuyết tật.
  2. Tất cả các hợp đồng bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo chi trả đầy đủ cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần không cần khoản đồng chi trả, bao gồm một loạt các biện pháp điều trị chấn thương, dịch vụ phục hồi trong cộng đồng, điều trị lạm dụng ma túy và các dịch vụ giảm thiểu tác hại cũng như dịch vụ chăm sóc và người chữa bệnh phù hợp về văn hóa và khẳng định bản sắc. 3. Đảm bảo người sống sót của nạn bạo hành tình dục là thanh thiếu niên được tiếp cận với dịch vụ phục hồi mà không cần sự chấp thuận của cha mẹ, đồng thời phân tích các tác động và tính hiệu quả của yêu cầu báo cáo bắt buộc.
  3. Tăng cường khả năng tiếp cận các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trực tuyến và qua điện thoại để mở rộng nhóm các nhà cung cấp dịch vụ tâm thần dành cho người sống sót ở các vùng nông thôn hay những nơi cách biệt về địa lý với trung tâm văn hóa/bản địa của mình, đồng thời nỗ lực để đảm bảo khả năng tiếp cận có ý nghĩa cho người sống sót có trình độ tiếng Anh hạn chế và những người bị ảnh hưởng bởi thế giới số hóa do khả năng tiếp cận công nghệ hạn chế.
  4. Các biện pháp khuyến khích và yêu cầu đào tạo về chống thiên vị và sang chấn cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và y tế.
  5. Đảm bảo rằng các tổ chức phải chịu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên, che đậy hành vi xâm hại tình dục trẻ em, ví dụ như trong tôn giáo và thể thao có tổ chức.

CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHÚNG TA

Safe exit