GIÁO DỤC

GIỚI THIỆU

Quấy rối, tấn công và xâm hại tình dục là những trải nghiệm mà học sinh thường gặp phải ở tất cả các cấp giáo dục. Trong khi học sinh thuộc mọi giới tính, chủng tộc, năng lực, giai cấp và bối cảnh đều có thể và thực sự trải qua nạn bạo hành tình dục, thực tế thì trẻ em gái, học sinh Da Đen, Bản Xứ và thuộc các nhóm da màu khác, cộng đồng LGBTQIA+, bị khuyết tật, nhập cư và nhóm học sinh mang các đặc điểm nhận dạng bên lề khác là những đối tượng đặc biệt hay bị tổn thương. Ví dụ, trẻ em gái Da Đen bị tấn công tình dục sẽ có khả năng dễ bị phớt lờ, đổ lỗi và trừng phạt hơn khi các em trình báo, một phần bởi những điểm đặc trưng mang tính chất phân biệt chủng tộc và giới tính khiến giới chức nhận thức trẻ em gái Da Đen có hơi hướng trưởng thành hơn, hấp dẫn giới tính hơn, ít ngây thơ hơn và không đáng được bảo vệ so với trẻ em gái da trắng cùng độ tuổi.

Khi xảy ra quấy rối và bạo hành tình dục, phản ứng của các tổ chức thường gây tổn hại cho người sống sót. Nhà trường phụ thuộc vào các mô hình lập chính sách và mô hình pháp lý tội phạm không xoay quanh nhu cầu của người sống sót. Họ cũng tập trung bảo vệ tổ chức, ưu tiên cho nhu cầu của kẻ tấn công hơn là nhu cầu của người sống sót, thậm chí rất hay trừng phạt người sống sót đã trình báo, nhất là khi họ không có các điểm đặc trưng của nạn nhân “lý tưởng”. Thực tế này đã đẫn đến điều mà chúng ta gọi là “xâm hại tình dục tới hệ thống nhà tù” đối với trẻ em gái. Thay đổi văn hóa xoay quanh nạn bạo hành tình dục ở trường học cũng đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận kỷ luật của nhà trường. Trong đó bao gồm xóa bỏ các biện pháp phản ứng chú trọng việc trừng phạt và trục xuất vốn gây tổn hại cho người sống sót, những người thường bị kỷ luật khi họ trình báo hoặc khi họ nổi loạn do bị sang chấn mà không được điều trị.

Là nơi dạy và học, trường học có sức mạnh để chuyển dịch văn hóa của chúng ta sao cho có ý nghĩa, bằng cách giúp học sinh nhận ra cái hại của bạo hành tình dục và ngăn chặn những câu nói thúc đẩy điều đó. Tất cả học sinh cần có khả năng học tập một cách an toàn và đàng hoàng, nhà trường có cơ hội để tạo ra các cộng đồng nơi học sinh có thể được hưởng nội dung giáo dục mà không có sự bạo hành—nơi mà chúng có thể cảm thấy an toàn và tiếp thu kiến thức chất lượng, kỹ năng và công cụ để phát triển. Những học sinh trải qua nạn bạo hành tình dục và các dạng khác của quấy rối tình dục đáng được các tổ chức giáo dục đối xử ưu tiên trong việc giải quyết và khắc phục những tổn hại mà các em đã gặp phải.

CHÚNG TÔI ĐANG KÊU GỌI

  1. Ngay lập tức bãi bỏ các quy định trong Đề Mục IX của Bộ Giáo Dục DeVos, đây là những quy định đã làm suy yếu khả năng ứng phó của nhà trường trước nạn tấn công tình dục và các hình thức quấy rối tình dục khác, đồng thời khôi phục các biện pháp bảo vệ thiết thực trong Đề Mục IX dành cho tất cả thanh thiếu niên ở trường học, bao gồm cộng đồng LGBTQIA+ và thanh thiếu niên không theo tiêu chuẩn giới.
  2. Giáo dục sức khỏe giới tính có hiểu biết về sang chấn, trấn an cộng đồng LGBTQIA, có ứng phó về mặt văn hóa và ngôn ngữ, chính xác về mặt y khoa, phù hợp với độ tuổi và năng lực phát triển, toàn diện và phổ cập, trong đó đề cập tới các vấn đề như nạn xâm hại tình dục trẻ em, sự chấp thuận, sức khỏe sinh sản, mối quan hệ lành mạnh, quấy rối tình dục và bạo hành hẹn hò, cũng như tới các nguồn lực hỗ trợ và tập huấn cho phụ huynh và người làm giáo dục để họ có thể nhận ra và ứng phó khi thấy dấu hiệu của xâm hại tình dục, đồng thời trao đổi với thanh thiếu niên về tổn hại tình dục trong cuộc đời của họ.
  3. Các phương pháp tiếp cận công lý ở trường học mang tính chất phục hồi, xoay quanh người sống sót và có hiểu biết về sang chấn, cho phép chuyển từ cách tiếp cận trừng phạt sang hình thức kỷ luật ở trường học.
  4. Loại bỏ lực lượng cảnh sát khỏi trường học và đầu tư vào việc cố vấn, hỗ trợ sức khỏe tâm thần, hỗ trợ cộng đồng và học tập kỹ năng giao tiếp/tình cảm.
  5. Hỗ trợ và cung cấp các nguồn lực hỗ trợ bí mật cho học sinh bị bạo hành tình dục, trường học nên đầu tư xây dựng mối quan hệ đối tác với các cơ quan dựa vào cộng đồng bên ngoài để có được sự hỗ trợ này.
  6. Biến chuyển văn hóa học đường để phá vỡ các khuôn mẫu và xu hướng quyền lực có tính chất ủng hộ văn hóa hiếp dâm (giữa giới chức và học sinh, nhưng cũng đồng thời ủng hộ sự khác biệt bắt nguồn từ chủng tộc, giới tính, giai cấp, khuynh hướng tính dục, bản dạng giới, tình trạng khuyết tật, v.v.), cho phép nhà trường tập trung vào việc ngăn chặn, nhờ người ngoài cuộc can thiệp và tạo ra môi trường nơi học sinh thuộc đủ các nhóm nhận dạng có thể phát triển. Trong đó bao gồm việc loại bỏ các quy định về trang phục và biện pháp thực hành khác mà có động thái lục soát cơ thể của học sinh (nhất là cơ thể của trẻ em gái, học sinh không theo tiêu chuẩn giới và học sinh da màu) theo những cách phản ánh định kiến phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính; sử dụng các cuộc khảo sát về môi trường học đường như một kênh thông tin để học sinh có thể chia sẻ về nhận thức của bản thân; đồng thời nhà trường phải cam kết giải quyết các vấn đề phát hiện được từ những cuộc khảo sát này.

CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHÚNG TA

Safe exit