CHUYỂN DỊCH TRONG VĂN HÓA & THÔNG ĐIỆP

GIỚI THIỆU

Các hệ thống và định chế hiện đang định hình nền văn hóa của chúng ta (như là giới truyền thông, hệ thống pháp lý, các tổng công ty và chính phủ) rất hay củng cố những thông điệp sai lầm, ví dụ như thiếu hiểu biết về đối tượng được coi là nạn nhân/người sống sót đáng được nhận sự giúp đỡ và thương cảm của chúng ta (“nạn nhân hoàn hảo”) và có hành vi “đổ lỗi cho nạn nhân”—việc họ cho rằng chính người sống sót chứ không phải kẻ phạm tội mới là người có lỗi dựa trên tình trạng phân biệt đối xử và các điểm đặc trưng về nhận dạng và hành vi của người sống sót.

Những điểm đặc trưng và thực hành phân biệt đối xử này được dựa trên chủng tộc, giới tính, giai cấp, địa vị, khuynh hướng tính dục và các đặc điểm nhận dạng khác, hệ thống niềm tin và hành vi của người sống sót và có xu hướng thúc đẩy văn hóa bạo hành tình dục. Sử dụng ngôn từ thể hiện ý phân biệt đối xử với phụ nữ, người đồng tính luyến ái và người chuyển giới; coi thân xác con người như đồ vật; kỳ thị nữ giới giao thoa với thành kiến về chủng tộc và giới tính; và tán tụng bạo hành tình dục, qua đó tạo nên một xã hội phớt lờ quyền lợi và sự tôn trọng dành cho nạn nhân và ủng hộ những chuẩn mực văn hóa tiêu cực nhằm hợp lý hóa hay bào chữa cho hành vi bạo hành tình dục.

Những hệ thống này không phục vụ người sống sót của nạn bạo hành tình dục theo cách thúc đẩy sự phục hồi và trách nhiệm, đồng thời cũng thất bại trong việc công nhận hoặc khẳng định đặc điểm nhận dạng cũng như sức mạnh thực sự và sự kiên cường của người sống sót. Cụ thể, điều này có ảnh hưởng không đồng nhất tới nhóm người Da Đen, Bản Xứ và nhóm người da màu khác, những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử cố hữu và nhiều rào cản bổ sung khiến họ không thể tiếp cận dịch vụ, công lý và sự an toàn.

Những hệ thống và định chế này, cũng như xã hội nói chung, có thể là một phần của giải pháp. Chúng có thể giúp lật ngược tình thế đang tồn tại ở nạn bạo lực tình dục và tạo ra những thông điệp mới, hỗ trợ người sống sót và phá vỡ văn hóa bạo hành. Chúng tôi đang kêu gọi một sự biến chuyển về văn hóa xoay quanh trải nghiệm của tất cả những người sống sót; nền văn hóa không dung thứ hay bào chữa cho nạn xâm hại, bạo hành và quấy rối bởi những người nắm quyền; nền văn hóa khuyến khích con người ta tích cực ngăn chặn và cản trở hành vi bạo hành khi nhận thức được các tình huống gây hại (thay vì đứng ngoài cuộc); và là một nền văn hóa ủng hộ những người sống sót của nạn bạo hành tình dục, vượt xa hơn cả mức “tin tưởng” người sống sót, để tích cực thúc đẩy và phát triển văn hóa ngăn chặn, nhận trách nhiệm và phục hồi.

CHÚNG TÔI ĐANG KÊU GỌI

  1. Thúc đẩy vai trò lãnh đạo của người sống sót trong môi trường quan hệ giữa người với người, môi trường định chế, chính trị và văn hóa, xoay quanh người sống sót và giúp họ nắm lấy sức mạnh và tiếng nói của mình để mang lại thay đổi.
  2. Việc tạo ra ngôn ngữ và hướng dẫn về cách phương tiện truyền thông và định chế khác nói về những người sống sót, theo cách xoay quanh sức mạnh của họ chứ không phải biến họ thành nạn nhân, đồng thời quy trách nhiệm cho thủ phạm.
  3. Nâng tầm câu chuyện của những người sống sót, bao gồm người sống sót từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, đa dạng về trải nghiệm và hành trình là người sống sót, trong đó họ được miêu tả là những người có đầy đủ đặc điểm nhận dạng chứ không chỉ xoáy vào trải nghiệm bị quấy rối hay bạo hành tình dục.
  4. Nguồn lực cho các tổ chức dựa vào cộng đồng, do người sống sót và vì người sống sót, từ các cộng đồng bên lề, để giúp xây dựng sáng kiến ngăn chặn và ứng phó tổng thể tập trung vào việc phục hồi và mang lại hạnh phúc cho người sống sót, đồng thời hỗ trợ những cách tiếp cận thay thế cho việc chịu trách nhiệm.
  5. Một sự thay đổi về chuẩn mực xã hội hiện đang củng cố nạn bạo hành gia trưởng và nền văn hóa mà nam giới da trắng là người thống trị, bao gồm cả việc tiếp tục cho phép ngôn ngữ và hành vi thù hằn, bạo lực, nhắm vào người sống sót khi họ đứng lên hoặc kể câu chuyện của mình.
  6. Dõi theo sự dẫn dắt của những người sống sót hay bị đặt ngoài cuộc trong các buổi đối thoại về nạn quấy rối và bạo hành tình dục, gồm những nhóm người nhập cư, bị tàn tật, người từng bị tống giam và những người tham gia vào hoạt động mại dâm có sự chấp thuận.

CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHÚNG TA

Safe exit