CHĂM SÓC SỨC KHỎE

GIỚI THIỆU

Bạo hành tình dục là một vấn đề thuộc phạm trù sức khỏe cộng đồng. Nhưng khi người sống sót của nạn bạo hành tình dục tìm đến cơ sở chăm sóc sức khỏe ngay sau khi bị tấn công tình dục, cơ sở ấy lại thường quá tập trung vào việc thu thập bằng chứng–một phản ứng thiên về hướng pháp lý hơn là một hướng chăm sóc sức khỏe. Ngay cả khi chú ý đến nhu cầu y tế ngay lúc đó của người sống sót, cơ sở chăm sóc sức khỏe cũng thường không quan tâm đến sức khỏe tinh thần, thể chất và cảm xúc về lâu về dài của họ. Hơn nữa, đối với nhiều người sống sót, sự chăm sóc mà họ cần lại có mức giá ngoài khả năng chi trả của bản thân. Những động thái công kích về việc tiếp cận đài thọ dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện—bao gồm phá thai và các rào cản đối với việc chăm sóc dành cho nhóm khẳng định LGBTQIA—cũng gây tổn hại cho người sống sót của nạn bạo hành tình dục và dẫn đến cách đối xử phân biệt với người sống sót thuộc nhóm người da màu. Hơn nữa, bản thân hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể là nơi xảy ra quấy rối tình dục, bao gồm cả bạo hành tình dục.

Không phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc, giai cấp, địa vị, khuynh hướng tính dục, bản dạng giới, tình trạng nhập cư hay việc có bị khuyết tật hay không, tất cả những người sống sót của nạn bạo hành tình dục cần được nhận sự chăm sóc sức khỏe có hiểu biết về sang chấn, phù hợp, thích hợp về ngôn ngữ và khẳng định bản sắc, dịch vụ ấy phải giải quyết cả sang chấn tức thời lẫn tác động tâm sinh lý lâu dài của nạn bạo hành tình dục. Bất an về tài chính không nên là rào cản khiến họ không nhận được sự chăm sóc đó. Sự chăm sóc này phải ưu tiên cho nhu cầu của người sống sót và phải đáp ứng mục tiêu riêng của họ thay vì tự động ưu tiên nhu cầu của hệ thống pháp lý hình sự. Đối với những người sống sót có khả năng mang thai, việc này bao gồm phải đảm bảo có sẵn phương pháp tránh thai khẩn cấp và phá thai, với chi phí hợp túi tiền và không bị kỳ thị.

CHÚNG TÔI ĐANG KÊU GỌI

  1. Triển khai bảo hiểm sức khỏe phổ cập và chất lượng, đảm bảo phạm vi áp dụng toàn diện, đối với các hậu quả về sức khỏe ngắn và dài hạn do nạn bạo hành tình dục, bao gồm chăm sóc sức khỏe sinh sản (gồm cả ngừa thai và phá thai) và chăm sóc sức khỏe tâm thần miễn phí.
  2. Tất cả các hợp đồng bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo chi trả đầy đủ cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần không cần khoản đồng chi trả, bao gồm một loạt các biện pháp điều trị chấn thương, dịch vụ phục hồi trong cộng đồng, điều trị lạm dụng ma túy và các dịch vụ giảm thiểu tác hại cũng như dịch vụ chăm sóc và người chữa bệnh phù hợp về văn hóa và khẳng định bản sắc.
  3. Đảm bảo nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đào tạo về chăm sóc sang chấn và thường xuyên tầm soát nạn bạo hành tình dục, các trường y và hiệp hội quốc gia phải tổ chức đào tạo chuyên biệt về chăm sóc sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu của người sống sót sau khi bị tấn công tình dục (bao gồm cả nhu cầu của người sống sót thuộc nhóm người da màu, nhập cư, có ngôn ngữ hay dùng không phải là tiếng Anh và thuộc cộng đồng LGBTQIA+), đảm bảo những nhà cung cấp dịch vụ được đào tạo đó đại diện cho nhiều cộng đồng khác nhau.
  4. Tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người sống sót, kể cả bằng cách đầu tư ngân sách liên bang nhằm tăng số lượng nhà cung cấp dịch vụ chuyên biệt (bao gồm y tá giám định tấn công tình dục) ở các khu vực chưa được phục vụ đầy đủ, tăng cường tài trợ cho các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng để mở rộng dịch vụ chăm sóc có hiểu biết về sang chấn, xoay quanh người sống sót, đồng thời mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe di động.
  5. Thực thi mạnh mẽ các biện pháp bảo vệ chống bạo hành tình dục và các hình thức quấy rối tình dục khác bởi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm giáo dục cộng đồng về những biện pháp bảo vệ này

CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHÚNG TA

Safe exit