GIỚI THIỆU
Bạo hành tình dục tại nơi làm việc là một vấn đề ngày càng trở nên phổ biến đối với phụ nữ và những người khác được tuyển dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Phụ nữ da màu và người nhập cư, đặc biệt là người lao động được trả lương thấp và phụ nữ trong các ngành nghề do nam giới thống trị, là những đối tượng thường bị săn đuổi bởi người chủ, đồng nghiệp, khách hàng và những người khác nắm quyền trên họ. Nhiều người lao động bị mắc kẹt ở những vị trí khiến họ phải chịu đựng sự quấy rối hoặc xâm hại tình dục để có thể kiếm sống. Các chính sách và thông lệ tại nơi làm việc thường ưu tiên cho những người có địa vị và quyền lực xã hội chứ không ưu tiên cho những người được cho là sẽ cúi đầu và làm việc bất kể chuyện xảy ra.
Một số lao động nữ đặc biệt dễ bị quấy rối tình dục, chẳng hạn như người giúp việc gia đình, phục vụ nhà hàng và người lao động kiếm thu nhập từ tiền boa khác, người lao công và làm nông nghiệp, vốn là những việc thường được thực hiện bởi phụ nữ da màu, người nhập cư và người lao động được trả lương thấp. Tình trạng quấy rối này thường trở nên trầm trọng hơn khi nạn nhân bị cô lập, nghèo đói, là người nhập cư, thiếu hiểu biết về luật pháp và các quy trình pháp lý, không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật lao động, mạng lưới hỗ trợ hạn chế, nhận công việc giao thầu, có rào cản ngôn ngữ và sợ bị trả thù, bao gồm cả bị trục xuất. Và cũng bởi người giúp việc gia đình và người lao động trong nông nghiệp không thể hợp thành nghiệp đoàn hợp pháp để tiến hành thương lượng tập thể, vậy nên họ không thể tiếp cận các biện pháp bảo vệ chống lại nạn quấy rối tình dục mà đôi khi nghiệp đoàn có thể cung cấp nếu cam kết làm vậy.
Trong tất cả các ngành, việc khắc phục vấn đề này tỏ ra là một vấn đề đầy thách thức vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm một thực tế đó là người sống sót thường bị bỏ ra ngoài khi quyết định xoay quanh những điều sẽ khiến họ cảm thấy an toàn và yên tâm khi ở nơi làm việc, họ cũng không được mời chia sẻ quan điểm, mong muốn hay giải pháp của bản thân.
Tất cả chúng ta phải có khả năng làm việc một cách đàng hoàng, không bị đe dọa bởi nạn bạo hành tình dục, bao gồm cả quấy rối tình dục. Người sống sót phải dẫn đầu và trở thành tâm điểm của phong trào thay đổi này, người lao động phải có khả năng xây dựng quyền lực tập thể và vận động cho những gì tốt nhất cho chính họ cũng như cho những người thân yêu của họ, đồng thời tập các giải pháp chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bao gồm cả quấy rối tình dục, theo hướng ngăn chặn tác hại trước khi xảy ra thay vì chỉ giải quyết vấn đề sau khi đã xảy ra.
CHÚNG TÔI ĐANG KÊU GỌI
- Cải cách cơ cấu nơi ở nơi làm việc nhằm xây dựng quyền lực tại nơi làm việc cho phụ nữ, nhất là phụ nữ da màu, bao gồm nghỉ phép có lương, tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em chất lượng và hợp túi tiền, lịch làm việc hợp lý và mức lương công bằng, thỏa đáng. Trong đó cũng bao gồm các biện pháp bảo vệ dành cho người giúp việc gia đình, người lao động trong nông nghiệp, người lao động hưởng tiền boa, lao động theo hợp đồng, lao động thanh niên, lao động từng bị tống giam và những người khác.
- Tăng cường các nguồn lực hỗ trợ và hướng đi giúp người lao động tổ chức thành tập thể nghiệp đoàn trong mọi ngành nghề. Các nhà hoạch định chính sách và cơ quan thực thi pháp luật cần tập trung vào và làm việc trực tiếp với người sống sót và người lao động khi xây dựng giải pháp chính sách công và thực thi các biện pháp bảo vệ người lao động.
- Việc dỡ bỏ các rào cản tiếp cận công lý cho người sống sót của nạn quấy rối tại nơi làm việc, bao gồm kéo dài thời hiệu khiếu nại đối với hành vi phân biệt đối xử và quấy rối tại nơi làm việc thành ít nhất là ba năm.
- Các biện pháp thiết thực nhằm ngăn chặn hành vi quấy rối và chống phân biệt đối xử ở mọi nơi làm việc, bao gồm đào tạo về can thiệp cho đồng nghiệp và người ngoài cuộc, điều tra môi trường hàng năm và ủy ban độc lập của người lao động nhằm xác định các vấn đề tại nơi làm việc và định hướng giải pháp.
- Mở rộng tất cả các biện pháp bảo vệ người lao động và việc làm hiện có cho tất cả người lao động, bao gồm nhà thầu độc lập, lao động thời vụ, người giúp việc gia đình, lao động trong nông nghiệp, lao động theo hợp đồng, lao động khách mời và lao động không có giấy tờ.
- Tăng cường tính minh bạch để buộc người sử dụng lao động phải có trách nhiệm giải trình và ngăn việc xóa chứng cứ về các hành vi quấy rối trong tổ chức của họ. Nghiêm cấm người sử dụng lao động ép buộc cá nhân ký thỏa thuận không tiết lộ (NDA) hay sử dụng phương thức xét xử cưỡng bức để ngăn người lao động nói về hành vi phân biệt đối xử, bao gồm cả quấy rối. Yêu cầu người sử dụng lao động phải thực hiện đánh giá môi trường hàng năm và báo cáo kết quả cho Hội Đồng Quản Trị, cho nhân viên và/hoặc lưu trong hồ sơ của công ty, cũng như công khai thông tin để người tiêu dùng và nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sáng suốt và báo cáo công khai về các khiếu nại hành vi quấy rối.
- Các hệ thống hỗ trợ trình báo hành vi quấy rối và phân biệt đối xử, hỗ trợ có hiểu biết về sang chấn, có thể tiếp cận và đáng tin cậy hơn, trong đó phải cho phép khả năng trình báo cho bên thứ ba và phòng chống tốt hơn trước hành vi trả đũa đối với người lao động đã trình báo khiếu nại. Đảm bảo rằng các cá nhân không có giấy tờ khi trình báo những hành vi như vậy sẽ không bị đe dọa hay giam giữ, trục xuất hay phải chịu các hậu quả pháp lý khác vì đã trình báo.
- Người sử dụng lao động phải trả đầy đủ mức lương tối thiểu trước khi thêm tiền boa đối với người lao động nhận tiền boa, như vậy sẽ giúp người lao động không còn phải chịu đựng những hành vi không phù hợp, không thể chấp nhận được chỉ để có thể kiếm sống. Ngoài ra, yêu cầu người sử dụng lao động phải cho phép người lao động được nghỉ có lương khi bị ốm, nghỉ phép có lương và được hưởng các quyền lợi khác dựa trên mức lương đầy đủ, để đảm bảo người lao động có thể chăm sóc bản thân và người thân của mình khi cần.
CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHÚNG TA
- Thông qua Đạo Luật ĐƯỢC LẮNG NGHE ở Nơi Làm Việc để ngăn chặn hành vi phân biệt đối xử và quấy rối tại nơi làm việc, bằng cách đảm bảo rằng tất cả người lao động đều được bảo vệ bởi luật chống phân biệt đối xử, lấp các lỗ hổng có thể khiến tòa án bác bỏ khiếu nại về hành vi quấy rối, kéo dài thời hạn khiếu nại, mở rộng các biện pháp khắc phục có sẵn tại tòa án, v.v. Việc này cũng sẽ yêu cầu người sử dụng lao động phải trả đầy đủ lương tối thiểu cho người lao động trước khi trả tiền boa.
- Thông qua Đạo Luật TRAO QUYỀN, đạo luật này sẽ hạn chế khả năng của người sử dụng lao động trong việc áp đặt thỏa thuận không tiết lộ và không chê bai để che đậy hành vi quấy rối, yêu cầu các công ty đại chúng phải công khai thông tin mới về các phán quyết và phương án giải quyết vụ việc quấy rối, tổ chức một kênh thông tin mới để nhân viên có thể bí mật trình báo về hành vi quấy rối, đồng thời tăng cường các chương trình đào tạo về chống quấy rối.
- Thông qua Đạo Luật về Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền cho Người Giúp Việc Gia Đình, đây là dự luật quốc gia đầu tiên đưa ra các cơ chế bảo vệ thiết thực tại nơi làm việc cho toàn bộ lĩnh vực chăm sóc. Luật này đề cập tới những biện pháp đã bị bãi bỏ trong quá khứ và thiết lập các giải pháp sáng tạo cho những vấn đề còn tồn tại lâu nay trong lĩnh vực này.
- Giảm khả năng dễ bị tổn thương trước hành vi quấy rối bằng cách nâng lương, bao gồm thông qua Đạo Luật Nâng Tiền Lương, trong đó sẽ nâng mức lương tối thiểu theo quy định của liên bang từ $7.25 lên $15 mỗi giờ, đồng thời đảm bảo người lao động nhận tiền boa, người lao động bị khuyết tật và người lao động là thanh thiếu niên có quyền hưởng cùng mức lương tối thiểu như tất cả mọi người, đồng thời thông qua Đạo Luật Trả Lương Công Bằng, để chống lại hành vi phân biệt đối xử trong vấn đề tiền lương.
- Tăng cường sức mạnh của người lao động để họ cùng nhau tổ chức và giải quyết vấn đề bằng cách thông qua Đạo Luật PRO,
- Giảm tình trạng bất bình đẳng giới, vốn là động lực cho hành vi quấy rối tình dục, bằng cách thông qua Đạo Luật GIA ĐÌNH và Đạo Luật Gia Đình Mạnh Khỏe để tạo điều kiện tiếp cận chế độ nghỉ gia đình và nghỉ bệnh có lương, ngày nghỉ ốm có lương cho tất cả mọi người, bao gồm khả năng tiếp cận chế độ nghỉ có lương để chăm sóc sức khỏe tâm thần và y tế, tham gia tố tụng pháp lý và các dịch vụ cần thiết khác để giúp người sống sót giải quyết vấn đề bạo hành tình dục; Đạo Luật Công Bằng cho Lao Động Mang Thai, để yêu cầu người sử dụng lao động phải cung cấp tiện nghi hợp lý cho nhân viên có nhu cầu do đang mang thai, sinh con hoặc mắc tình trạng bệnh lý liên quan; Đạo Luật về Lịch Làm Việc để người lao động có lịch làm việc ổn định và dễ đoán hơn, để họ có thể có tiếng nói trong quá trình xếp lịch; và Đạo Luật Chăm Sóc Trẻ Em Cho Gia Đình Làm Việc và Đạo Luật Chăm Sóc Trẻ Em và Học Tập Từ Sớm Phổ Cập để đảm bảo mọi gia đình đều được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ và cơ hội học tập từ sớm có chất lượng cao, hợp túi tiền.