NGHỊ TRÌNH CHO NGƯỜI SỐNG SÓT

LỜI MỞ ĐẦU

Nghị Trình cho Người Sống Sót là một cuốn cẩm nang dựa vào cộng đồng nhằm đòi công lý cho người sống sót mà tất cả chúng ta đều đáng được hưởng. Đây là món quà yêu thương dành cho những người đã vượt qua được nạn xâm hại tình dục và các hình thức bạo hành tình dục khác. Đây cũng là cuốn cẩm nang dành cho những người tìm cách ngăn chặn và can thiệp vào hành vi bạo hành tình dục, bao gồm cả quấy rối tình dục.

Những người từng vượt qua cảnh bị bạo hành tình dục là người có nội tâm mạnh mẽ và kiên cường. Chúng tôi biết điều đó có ý nghĩa như thế nào khi quý vị vượt ra khỏi cuộc đấu tranh ấy và đối diện với một ngày mới. Người sống sót không chỉ là câu chuyện về nỗi đau của chúng tôi mà họ còn hơn thế. Chúng tôi là gia đình, là bạn bè, là đồng nghiệp và là người lãnh đạo. Mục đích của chương trình này là hướng đến điều chúng ta mong muốn, rằng mọi chúng ta sẽ không còn giữ câm lặng nữa.

Vào tháng 10 năm 2017, cả thế giới đã rúng động khi hàng triệu người cùng giơ tay lên và nói, “me too.” Những người sống sót—với nhiều người thì đây là lần đầu tiên—đã chia sẻ những câu chuyện của mình về nạn bạo hành và về cách họ vượt qua nỗi đau để trở nên kiên cường. Điều này đã lay động tâm can của hàng triệu người và là chất xúc tác cho một khoảnh khắc văn hóa chưa từng có tiền lệ. Gần 3 năm sau đó, chúng ta vẫn đang chứng kiến hiệu ứng lan tỏa của khoảnh khắc ấy và sự hình thành của cả một phong trào. Mục đích của Nghị Trình cho Người Sống Sót là nhằm tạo dựng sức mạnh và thay đổi lộ trình đối thoại, nhất là với những người yếu thế, ít tiếng nói trong xã hội của chúng ta.

Chúng tôi là một tập thể của những tổ chức và người sống sót tin rằng những nạn nhân này nên là người định hình nên lộ trình đối thoại quốc gia về bạo hành tình dục. Chúng tôi đang hướng tới tầm nhìn về công lý cho người sống sót, đó là nền tảng cho công việc của chúng tôi và sẽ còn mãi suốt nhiều thập kỷ tới đây. Trong năm 2020, chúng tôi đang bắt đầu công việc của mình theo hướng đi này, với cam kết đặt nền tảng tạo dựng nên phong trào tương lai, thay đổi chính sách, chuyển dời chủ điểm diễn thuyết và những nỗ lực kêu gọi trách nhiệm trong dài hạn. Chúng tôi vinh danh những người đã thực hiện công việc này trước chúng tôi, đặc biệt là các cộng đồng phụ nữ Da Đen1 , Bản Địa và da màu, những người đã cho chúng tôi thấy được ý nghĩa của sự kiên cường.

Với tư cách là một ủy ban chỉ đạo gồm 21 tổ chức và hơn 60 cộng đồng đối tác, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi luôn là cứu giúp những người sống sót. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nỗ lực chịu trách nhiệm về các trải nghiệm khác nhau của những người từng bị quấy rối tình dục, tấn công tình dục và các hình thức bạo hành giới khác. Người sống sót không phải là một tượng đài, chúng tôi cũng không thể cùng thống nhất về điều cần thay đổi và cách mang lại sự thay đổi ấy, nhưng chúng tôi lựa chọn tiến về phía trước trong cộng đồng. Chúng tôi chủ yếu chịu trách nhiệm trước những người thường bị bỏ ngoài vòng đối thoại về bạo hành tình dục, hay những người thậm chí còn không được

coi là nạn nhân chứ chưa nói đến người sống sót. Người Da Đen, Bản Xứ, nhóm người da màu khác, người đa dạng tính dục, chuyển giới, liên giới tính và không nhận mình là giới tính nam hay nữ, thanh thiếu niên, người lao động, người nhập cư được pháp luật bảo vệ hoặc không, người bị khuyết tật, đang hoặc từng bị tống giam và các đối tượng vẫn bị coi là nhóm bên lề khác trên phạm vi toàn cầu; chúng tôi tin vào giá trị và sức mạnh của những tiếng nói này, đồng thời cam kết chủ động đối thoại với họ. Và nữa, do hầu hết chúng tôi đây cũng chính là những người sống sót, vậy nên chúng tôi cũng tận tâm trong việc hỗ trợ lẫn nhau vượt qua những khó khăn hàng ngày khi làm công việc này.

Nghị trình này được xây dựng từ nhiều nguồn.

  • Vào tháng 6 năm 2020, chúng tôi đã đưa ra một khảo sát nhằm tìm hiểu về những điều mà người sống sót trên khắp cả nước đang kêu gọi. Chúng tôi đã hỏi nhiều câu hỏi khác nhau về giải pháp và chính sách. Chúng tôi cũng hỏi về điều gì khiến họ cảm thấy mạnh mẽ và biện pháp chữa lành nào có ý nghĩa đối với họ. Dù có nội dung hết sức đa dạng, song hơn 1.100 câu trả lời này đã bắt đầu vẽ nên một bức tranh về những điều mà người sống sót cần để có thể vượt qua.
  • Chúng tôi cũng hợp lại cùng nhau một nhóm gồm hơn 40 người từ ủy ban chỉ đạo và các tổ chức đối tác trong cộng đồng của mình, nhóm này sẽ tổ chức họp hàng tuần từ tháng Bảy đến tháng Chín để phân tích, tổng hợp hàng thập kỷ kinh nghiệm, chuyên môn của chính những người xây dựng nên phong trào nhằm chấm dứt nạn bạo hành tình dục này. Những người này đóng vai trò là nhân viên tổ chức cộng đồng, luật sư pháp lý và lập pháp, cố vấn, nhà nghiên cứu và nhà lãnh đạo tư tưởng. Mỗi tuần, chúng tôi đắm mình vào các buổi đối thoại về giá trị, khuôn khổ thay đổi của mình và chất vấn về tính phức tạp của tinh thần sống sót.
  • Chúng tôi tổ chức nhiều buổi đối thoại và hội thảo, lớn như ở tòa thị chính và nhỏ như trong phòng bếp, để tập trung vào những cộng đồng và vấn đề cụ thể có liên quan tới đối tượng người nghe của chúng tôi. Chúng tôi lắng nghe chia sẻ từ nhóm Les nữ tính Da Đen. Chúng tôi lắng nghe chia sẻ từ những người tổ chức phong trào Latinx. Chúng tôi lắng nghe chia sẻ từ những người sống sót trưởng thành sau khi chịu bạo hành tình dục và nhiều hình thức lạm dụng khác thuở nhỏ. Và chúng tôi vẫn tiếp tục lắng nghe.

Trên hết thảy, chúng tôi biết rằng nghị trình này vẫn còn dang dở và mới chỉ là một góc nhìn về những điều cần làm để mang lại sự biến chuyển. Các chính sách liệt kê trong nghị trình là những hòn đá kiến tạo nên sự biến chuyển này, nhưng chưa thể gói gọn toàn bộ sự thay đổi mà chúng ta cần. Cũng vậy, mọi tổ chức tham gia kiến lập nên Nghị Trình này cũng chưa thể tiếp nhận tất cả lập trường trong các chính sách nêu tại đây, tuy nhiên chúng tôi đều chung một niềm tin rằng cần phải có một tầm nhìn toàn diện, lấy người sống sót làm trung tâm để đạt được những thay đổi mà chúng ta tìm kiếm. Cùng nhau, đội ngũ chúng tôi tập hợp được những nhu cầu và trải nghiệm vô cùng đa dạng—đôi khi còn trái ngược nhau—từ đó chúng tôi đã tạo nên một nền tảng, để sống và hít thở, vượt xa những gì mà các thành tố đơn lẻ của chúng tôi có thể làm được. Điều cho cảm giác như bất khả thi chỉ vài tháng trước thì nay đã rất gần trong tầm với rồi. Dù vậy, khi cố gắng vẽ nên tầm nhìn về một thế giới không có bạo hành tình dục hộ những người sống sót, điều này đồng nghĩa với việc quan điểm của chúng tôi cũng thay đổi, lớn mạnh và phát triển. Đây là một nền tảng sẽ liên tục được chuyển biến và tái hiện.

Dưới đây, quý vị sẽ thấy một danh sách về các giá trị tổng hợp của chúng tôi trong bối cảnh hiện tại. Tại mọi thời điểm trong quá trình này, chúng tôi đều nỗ lực hướng tới những giá trị đó để làm căn cứ cho cuộc đối thoại và công việc của mình. Không phải lúc nào chúng tôi cũng hiểu đúng và chắc chắn là còn rất nhiều điều cần học hỏi.

Cách sử dụng nghị trình này: Mục đích của nghị trình này là làm cơ sở cho các bên đối thoại và được điều chỉnh theo nhu cầu của quý vị. Mục đích của nghị trình là nhằm thúc đẩy và làm căn cứ cho sự thay đổi về chính sách. Với suy nghĩ ấy, chúng tôi hy vọng quý vị sẽ sử dụng tài liệu này như một công cụ tổ chức riêng ở thành phố và tiểu bang của mình. Chúng tôi muốn những người ra quyết định và các viên chức đắc cử hãy xem và biết rằng nghị trình này đã được lập nên bởi hàng nghìn người sống sót, những người đang đòi hỏi sự thay đổi và sẽ không bao giờ lặng im.

Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn to lớn tới những người đã giúp tạo nên tài liệu sống động, đi vào cuộc sống này. Nó thuộc về tất cả chúng ta.

-Nhóm Biên Soạn Nghị Trình cho Người Sống Sót

KHUNG GIÁ TRỊ

Sáng kiến Nghị Trình cho Người Sống Sót hoạt động theo những giá trị sau đây:

  1. Công việc của chúng tôi vì người sống sót và do người sống sót, tập trung vào các chiến lược và chiến thuật hỗ trợ người bị bạo hành tình dục gây tổn hại, giúp họ sống sót, chữa lành vết đau và thực hiện hành động vì mục đích tạo nên sự thay đổi mang tính hệ thống, nhằm can thiệp, ngăn chặn và chấm dứt nạn bạo hành tình dục.
  2. Chúng tôi nhận ra rằng nạn bạo hành tình dục xảy ra đối với tất cả các nhóm bản dạng giới, bao gồm hợp giới và chuyển giới nữ, nam và trẻ em, cũng như nhóm người không theo tiêu chuẩn giới và không nhận mình là giới nam hay nữ.
  3. Chúng tôi tập trung vào tiếng nói và trải nghiệm của những nhóm bên lề và ít hiện diện nhất. Chúng tôi xem xét các cách mà nhiều cấu trúc phân cấp quyền lực và đặc quyền định hình nên tính yếu thế và trải nghiệm nạn bạo hành của chúng ta, bao gồm cách thuyết giải và di sản của chế độ nô lệ và thuộc địa. Chúng tôi tin rằng những người ở gần nỗi đau nhất từ những hệ thống và lịch sử này nên ở vị trí trung tâm và thúc đẩy các giải pháp vì người sống sót. Trong đó bao gồm người Da Đen, Bản Xứ và các nhóm người da màu khác. Trong đó cũng bao gồm các nhóm bị áp chế địa vị xã hội, đa dạng tính dục, chuyển giới, liên giới tính và không nhận mình là giới tính nam hay nữ, thanh thiếu niên, người lao động, người nhập cư được pháp luật bảo vệ hoặc không, người bị khuyết tật, đang hoặc từng bị tống giam và các đối tượng vẫn bị coi là nhóm bên lề khác trên phạm vi toàn cầu. Chúng tôi nhận ra rằng giải pháp của mình phải có tầm nhìn, thể hiện ở cách chúng tôi hiểu về sự biến chuyển căn bản ra sao.
  4. Chúng tôi tin rằng thay đổi phải xảy ra ở nhiều cấp. Tổ chức, cá nhân, chính sách và văn hóa, tất cả đều cần biến chuyển. Chúng tôi đang theo đuổi những mục tiêu và chiến lược đại diện cho cách tận dụng tốt nhất và nhiều nhất đối với sự gắn kết tập thể của mình.
  5. Chúng tôi không tin rằng bạo hành tình dục tồn tại trong một cái hầm kín. Chúng tôi tin rằng công việc làm thay cho người sống sót cần phải phản ánh được mối liên kết nội tại giữa vô vàn các hình thức của bạo hành và áp chế, trong đó bao gồm nhưng không giới hạn ở bạo hành gia đình, quấy rối, cưỡng chế và bạo lực trong việc thực thi pháp luật. Khi sử dụng thuật ngữ ‘bạo hành tình dục’, chúng tôi coi đây là một phần của vô vàn những hình thức phức tạp như vậy. Chúng tôi cũng nhận ra rằng loại bạo hành này diễn ra theo những cách giao thoa với chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia, tình trạng khuyết tật, tình trạng nhập cư và các đặc điểm nhận dạng khác, những yếu tố mà khiến cho một số khiếu nại về bạo hành tình dục thậm chí còn ít được nghiêm túc xem xét hay tin tưởng.
  6. Chúng tôi muốn tạo ra một không gian chào đón và lưu giữ trải nghiệm của mọi người tại bất kỳ điểm nào trên hành trình trở thành người sống sót của họ, cũng như của những người không nhất thiết coi bản thân là người như vậy, nhưng do trải nghiệm bản thân, lại có mối liên hệ sâu sắc với tác động của việc sống sót.
  7. Chúng tôi thực thi sự công bằng về ngôn ngữ bằng cách đảm bảo khả năng tiếp cận với dịch vụ đa ngôn ngữ trong các không gian cộng đồng của mình. Chúng tôi trân trọng và khích lệ các cộng đồng không dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, mời họ tham gia với tư cách là người kể chuyện, chuyên gia về chính sách và người đại diện cho công việc của chúng tôi.
  8. Chúng tôi mang lại công bằng cho người khuyết tật bằng cách đảm bảo cung cấp tiện ích trợ năng cho người bị khuyết tật trong các không gian ảo và sự kiện của mình, ví dụ như chèn ngôn ngữ ký hiệu và phụ đề cho các sự kiện, cũng như đảm bảo nâng cao trải nghiệm độc đáo và nhu cầu của người sống sót bị khuyết tật.

AN TOÀN CỘNG ĐỒNG VÀ PHƯƠNG ÁN THAY THẾ HỆ THỐNG PHÁP LÝ HÌNH SỰ

GIỚI THIỆU

Hiện tại, một người sống sót không có nhiều chiến lược giúp họ tránh bị tổn hại bởi đại đa số các chiến lược hiện nay của chúng ta nhằm bảo vệ an toàn cho người sống sót có gốc rễ từ hệ thống pháp lý hình sự. Điều này có nghĩa rằng cảnh sát đóng vai trò là người phản ứng trong những tình huống mà họ thường không được đào tạo để xử lý, vì thế vô hình trung họ lại khiến sang chấn của người sống sót trở nên trầm trọng hơn; trong những tình huống chỉ có hai người làm chứng là kẻ phạm tội và người sống sót thì trách nhiệm đưa ra bằng chứng pháp lý lại đặt nặng lên vai của người sống sót; đồng thời, các phương pháp giải quyết nạn bạo hành của chúng ta lại dẫn tới việc làm tắc nghẽn quy trình thực hiện trách nhiệm và phục hồi xoay quanh người sống sót và dựa vào cộng đồng. Thêm nữa, cứ 4 phụ nữ thì có 1 người (24%) báo họ từng bị bắt hoặc đe dọa bắt trong một sự cố về xâm hại bạn tình hoặc khi trình báo một sự cố tấn công tình dục với cảnh sát. Ngoài ra, những khiếu nại về hành vi sai trái liên quan tới tình dục nằm ở phân nhóm cao thứ hai trong số những khiếu nại chống lại viên chức thực thi pháp luật, sau khi sử dụng vũ lực quá mức, có nghĩa là chính những hệ thống được giao nhiệm vụ đảm bảo an toàn lại thường gây tổn hại và phụ lòng tin của người sống sót.

Khả năng tiếp cận phương thức hỗ trợ thậm chí còn đặt ra thách thức lớn hơn nếu người sống sót là người da màu, có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập, người đa dạng tính dục, chuyển giới hay không theo tiêu chuẩn giới, người nhập cư hay thuộc một cộng đồng bên lề khác. Không chỉ vậy, ngoài việc phải chú ý tới an toàn của chính bản thân, đôi khi chúng ta cũng phải vừa tìm cách vượt qua những tình huống phức tạp trong gia đình và cộng đồng, vừa quan tâm tới sang chấn của người khác. Hầu hết các chiến lược hiện nay đều thất bại trong việc giúp đỡ người sống sót trên hành trình vượt qua nạn xâm hại và phục hồi phía trước.

Giải pháp và chiến lược nhằm giải quyết tổn hại của chúng ta phải xoay quanh người sống sót tại mọi điểm—từ tiết lộ thông tin, đến hồi phục và cho đến khôi phục. Người sống sót của nạn bạo hành tình dục có quyền được cảm thấy an toàn, yên tâm và được bảo vệ trong căn nhà và cộng đồng của mình. Người sống sót vẫn luôn luôn kiên cường khi đối mặt với nạn bạo hành và xâm hại. Chúng ta xứng đáng được nhận dịch vụ hỗ trợ bởi những nhân viên có hiểu biết về sang chấn, có kỹ năng và được đào tạo chuyên biệt về nhu cầu tâm sinh lý của người sống sót, và cũng bởi cả những cộng đồng dũng cảm biết đứng lên nhận trách nhiệm, bảo vệ an toàn và thực thi công lý. Người sống sót cần những giải pháp bảo vệ họ trước tổn hại cận kề cũng như ngăn chặn nguyên nhân gốc rễ của nạn bạo hành.

CHÚNG TÔI ĐANG KÊU GỌI

  1. Hình dung lại cách các cộng đồng giải quyết vấn đề an toàn, trong đó trước tiên phải có chiến lược ngăn chặn và can thiệp xoay quanh tiếng nói và nhu cầu của người sống sót.
  2. Chấm dứt việc hình sự hóa đối với người sống sót và người khác khi họ bảo vệ bản thân trước kẻ gây tổn hại và bạn tình xâm hại.
  3. Phát triển và đầu tư mở rộng các chương trình dựa trên cộng đồng, lấy gốc là văn hóa để cho phép thành viên trong cộng đồng có thể giải quyết vấn đề bạo hành tình dục mà không cần tới sự tham gia của cảnh sát hay can thiệp của tiểu bang, bao gồm dịch vụ sức khỏe tâm thần, cố vấn cho gia đình và cố vấn bởi người có hiểu biết về sang chấn, chiến lược phục hồi công lý, hệ thống phúc lợi và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhỏ, cùng các khoản đầu tư vào quy trình thực thi công lý và trách nhiệm của cộng đồng mang tính biến chuyển dành cho tất cả những người sống sót. (Ví dụ về các Tập Thể Dựa Vào Cộng Đồng Công Lý Biến Chuyển: Philly Stands Up, Safe Neighborhood CampaignBay Area Transformative Justice Collective)
  4. Đảm bảo rằng người sống sót là người nhập cư và trốn chạy khỏi bạo hành giới ở quốc gia xuất thân của mình được tiếp cận với môi trường an toàn và dịch vụ, đồng thời có khả năng kịp thời tiếp cận các biện pháp khắc phục quan trọng dành cho người nhập cư (chẳng hạn như tự mình nộp đơn theo Đạo Luật Sự Bạo Hành Đối Với Phụ Nữ, visa U, visa T, có chỗ trú ẩn hoặc bảo vệ người tị nạn), cho phép họ phục hồi và cảm thấy an tâm, không sợ bị giam giữ hay trục xuất. Ban hành các chính sách loại bỏ yêu cầu phải làm việc với hệ thống pháp lý hình sự để xin visa U cũng như loại bỏ các chính sách thúc đẩy sự tham gia của ICE trong việc thực thi pháp luật tại địa phương, bởi điều này hạ thấp sự an toàn của nạn nhân.
  5. Giảm các rào cản đối với việc bồi thường cho nạn nhân trên cả nước và tăng khoản ký quỹ vào Quỹ Dành Cho Nạn Nhân của Tội Phạm để có thể tiếp tục áp dụng Đạo Luật về Nạn Nhân của Tội Phạm (VOCA) nhằm cung cấp dịch vụ cứu mạng và phục hồi.
  6. Quy định trách nhiệm lớn hơn cho người vi phạm bị buộc tội (bao gồm cả việc thực thi pháp luật) mà phải xoay quanh nhu cầu của người sống sót.
  7. Cấp vốn cho các phương pháp giải quyết nạn bạo hành đối với người sống sót nằm ngoài hệ thống pháp lý hình sự, các phương pháp này phải lấy người sống sót làm trọng tâm và buộc kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm về tổn hại chúng gây ra. Việc tham gia vào hệ thống tư pháp hình sự nên được quy định là theo ý của người sống sót chứ không phải theo ý của công tố viên hay cơ quan thực thi pháp luật. (Ví dụ về Khôi Phục Công Lý: Dự Án Khôi Phục Công Lý ở Quận Contra Costa)
  8. Đầu tư vào các nhóm xử lý khủng hoảng trong cộng đồng, nhóm này phải có kỹ năng về các chiến lược và kỹ thuật hạ nhiệt, đồng thời được trang bị để ứng phó với nạn bạo hành tình dục và bạo hành bạn tình, bao gồm người đưa tin đáng tin cậy và người cố vấn, nhân viên xã hội về sức khỏe tâm thần có hiểu biết về sang chấn và phù hợp về văn hóa.
  9. Đầu tư vào việc ngăn chặn nạn bạo hành tình dục bằng cách giải quyết các nguyên nhân gốc rễ như nghèo đói, thiếu cơ hội việc làm, khả năng tiếp cận dịch vụ giao thông, dịch vụ toàn diện về giảm tổn hại do lạm dụng ma túy và rượu bia gây ra, đồng thời xử lý những chuẩn mực xã hội ủng hộ hành vi lạm dụng quyền lực, văn hóa hiếp dâm, tư tưởng người da trắng thượng đẳng và bạo hành bởi quyền lực gia trưởng. Đầu tư có ý nghĩa vào việc ngăn chặn là chiến lược hiệu quả nhất, đặc biệt là việc giáo dục giới tính ở mọi cấp lớp (K-12) để dạy cho người học về tầm quan trọng của các ranh giới, cấu tạo giải phẫu cơ thể cho thanh thiếu niên, kỹ năng cảm xúc xã hội và tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa chấp thuận. Loại bỏ cách giáo dục chỉ tập trung vào việc kiêng nhịn bởi cách này thường bỏ qua nạn bạo hành do chính bạn tình gây ra, thay vào đó hãy dạy về mối quan hệ lành mạnh. Xem thêm tài nguyên.

CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHÚNG TA

  • Thông qua Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền cho Người Sống Sót của Nạn Tấn Công Tình Dục ở 24 tiểu bang còn lại để cung cấp các biện pháp bảo vệ quyền bình đẳng theo luật định cho tất cả những người sống sót của nạn tấn công tình dục, dù cơ quan thực thi pháp luật có tham gia hay không.
  • Bỏ Hình Sự Hóa hành vi trao đổi tình dục mang tính chất thương mại đối với người trưởng thành, tự nguyện và có sự chấp thuận, để bảo vệ người lao động tình dục khỏi bị xâm hại và lạm dụng và để giảm thế yếu của họ trước nạn bạo hành khi bị ép buộc phải làm việc ở nơi bí mật, không an toàn. Điều này không áp dụng cho bất kỳ hành động nào liên quan tới trẻ em, buôn nô lệ tình dục hay buôn người vì bất kỳ lý do gì bởi đây chắc chắn là hành vi vi phạm quyền con người.
  • Tăng tài trợ cho Chương Trình Giáo Dục & Ngăn Chặn Nạn Hiếp Dâm lên mức 200 triệu đô-la.
  • Yêu cầu cấp một phần ngân sách của VAWA cho các tiểu bang để tài trợ cho cơ quan thực thi pháp luật thông qua các khoản trợ cấp STOP, đồng thời tổ chức đào tạo trên toàn quốc cho cơ quan thực thi pháp luật, tập trung vào việc ngăn chặn và cải thiện khả năng ứng phó và trách nhiệm của các viên chức có hành vi sai trái về tình dục hay bạo hành tình dục.
  • Yêu cầu và ngân sách quốc gia về giáo dục giới tính toàn diện giảng dạy cho học sinh khối K-12 với sự hỗ trợ có ý nghĩa từ cộng đồng được giao nhiệm vụ triển khai.
  • Cung cấp các nguồn lực có mục tiêu qua hình thức tài trợ theo Đạo Luật Sự Bạo Hành Đối Với Phụ Nữ (VAWA) và Đạo Luật về Nạn Nhân của Tội Phạm (VOCA), cũng như cung cấp các nguồn lực mới thông qua Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ, nhằm hỗ trợ xây dựng các phương án ứng phó công lý thay thế và sáng kiến công lý phục hồi. Trong đó cũng cần phải bao gồm nguồn tài trợ dành cho chương trình tập huấn toàn quốc và hỗ trợ kỹ thuật nhằm hỗ trợ phát triển những chương trình như vậy.
  • Cấp ngân sách cho nhóm xử lý khủng hoảng trong cộng đồng, là các nhóm được trang bị để ứng phó với nạn bạo hành người tình và bạn đời thay cho cơ quan thực thi pháp luật, sao cho người sống sót có được lựa chọn này.

CHUYỂN DỊCH TRONG VĂN HÓA & THÔNG ĐIỆP

GIỚI THIỆU

Các hệ thống và định chế hiện đang định hình nền văn hóa của chúng ta (như là giới truyền thông, hệ thống pháp lý, các tổng công ty và chính phủ) rất hay củng cố những thông điệp sai lầm, ví dụ như thiếu hiểu biết về đối tượng được coi là nạn nhân/người sống sót đáng được nhận sự giúp đỡ và thương cảm của chúng ta (“nạn nhân hoàn hảo”) và có hành vi “đổ lỗi cho nạn nhân”—việc họ cho rằng chính người sống sót chứ không phải kẻ phạm tội mới là người có lỗi dựa trên tình trạng phân biệt đối xử và các điểm đặc trưng về nhận dạng và hành vi của người sống sót.

Những điểm đặc trưng và thực hành phân biệt đối xử này được dựa trên chủng tộc, giới tính, giai cấp, địa vị, khuynh hướng tính dục và các đặc điểm nhận dạng khác, hệ thống niềm tin và hành vi của người sống sót và có xu hướng thúc đẩy văn hóa bạo hành tình dục. Sử dụng ngôn từ thể hiện ý phân biệt đối xử với phụ nữ, người đồng tính luyến ái và người chuyển giới; coi thân xác con người như đồ vật; kỳ thị nữ giới giao thoa với thành kiến về chủng tộc và giới tính; và tán tụng bạo hành tình dục, qua đó tạo nên một xã hội phớt lờ quyền lợi và sự tôn trọng dành cho nạn nhân và ủng hộ những chuẩn mực văn hóa tiêu cực nhằm hợp lý hóa hay bào chữa cho hành vi bạo hành tình dục.

Những hệ thống này không phục vụ người sống sót của nạn bạo hành tình dục theo cách thúc đẩy sự phục hồi và trách nhiệm, đồng thời cũng thất bại trong việc công nhận hoặc khẳng định đặc điểm nhận dạng cũng như sức mạnh thực sự và sự kiên cường của người sống sót. Cụ thể, điều này có ảnh hưởng không đồng nhất tới nhóm người Da Đen, Bản Xứ và nhóm người da màu khác, những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử cố hữu và nhiều rào cản bổ sung khiến họ không thể tiếp cận dịch vụ, công lý và sự an toàn.

Những hệ thống và định chế này, cũng như xã hội nói chung, có thể là một phần của giải pháp. Chúng có thể giúp lật ngược tình thế đang tồn tại ở nạn bạo lực tình dục và tạo ra những thông điệp mới, hỗ trợ người sống sót và phá vỡ văn hóa bạo hành. Chúng tôi đang kêu gọi một sự biến chuyển về văn hóa xoay quanh trải nghiệm của tất cả những người sống sót; nền văn hóa không dung thứ hay bào chữa cho nạn xâm hại, bạo hành và quấy rối bởi những người nắm quyền; nền văn hóa khuyến khích con người ta tích cực ngăn chặn và cản trở hành vi bạo hành khi nhận thức được các tình huống gây hại (thay vì đứng ngoài cuộc); và là một nền văn hóa ủng hộ những người sống sót của nạn bạo hành tình dục, vượt xa hơn cả mức “tin tưởng” người sống sót, để tích cực thúc đẩy và phát triển văn hóa ngăn chặn, nhận trách nhiệm và phục hồi.

CHÚNG TÔI ĐANG KÊU GỌI

  1. Thúc đẩy vai trò lãnh đạo của người sống sót trong môi trường quan hệ giữa người với người, môi trường định chế, chính trị và văn hóa, xoay quanh người sống sót và giúp họ nắm lấy sức mạnh và tiếng nói của mình để mang lại thay đổi.
  2. Việc tạo ra ngôn ngữ và hướng dẫn về cách phương tiện truyền thông và định chế khác nói về những người sống sót, theo cách xoay quanh sức mạnh của họ chứ không phải biến họ thành nạn nhân, đồng thời quy trách nhiệm cho thủ phạm.
  3. Nâng tầm câu chuyện của những người sống sót, bao gồm người sống sót từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, đa dạng về trải nghiệm và hành trình là người sống sót, trong đó họ được miêu tả là những người có đầy đủ đặc điểm nhận dạng chứ không chỉ xoáy vào trải nghiệm bị quấy rối hay bạo hành tình dục.
  4. Nguồn lực cho các tổ chức dựa vào cộng đồng, do người sống sót và vì người sống sót, từ các cộng đồng bên lề, để giúp xây dựng sáng kiến ngăn chặn và ứng phó tổng thể tập trung vào việc phục hồi và mang lại hạnh phúc cho người sống sót, đồng thời hỗ trợ những cách tiếp cận thay thế cho việc chịu trách nhiệm.
  5. Một sự thay đổi về chuẩn mực xã hội hiện đang củng cố nạn bạo hành gia trưởng và nền văn hóa mà nam giới da trắng là người thống trị, bao gồm cả việc tiếp tục cho phép ngôn ngữ và hành vi thù hằn, bạo lực, nhắm vào người sống sót khi họ đứng lên hoặc kể câu chuyện của mình.
  6. Dõi theo sự dẫn dắt của những người sống sót hay bị đặt ngoài cuộc trong các buổi đối thoại về nạn quấy rối và bạo hành tình dục, gồm những nhóm người nhập cư, bị tàn tật, người từng bị tống giam và những người tham gia vào hoạt động mại dâm có sự chấp thuận.

CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHÚNG TA

  • Giáo dục về sự chấp thuận bắt đầu từ cấp mầm non và tiểu học nhằm thúc đẩy mối quan hệ lành mạnh dựa vào việc giao tiếp và quan điểm cho rằng chúng ta nên tôn trọng ranh giới của người khác và xây dựng mối quan hệ lành mạnh.
  • Giáo dục về sự chấp thuận là một phần trong chương trình Giáo Dục Giới Tính Toàn Diện ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông nhằm thúc đẩy hiểu biết về mối quan hệ lãng mạn và tình dục trong khuôn khổ giao tiếp và ranh giới lành mạnh, nhằm đảm bảo an toàn và gìn giữ phẩm giá.
  • Tăng đầu tư đáng kể vào các chiến lược ngăn chặn nhằm giảm tấn công tình dục và thúc đẩy thay đổi chuẩn mực xã hội, chẳng hạn như chương trình hỗ trợ phương pháp chủ động tiếp cận người ngoài cuộc, chương trình thu hút nam giới và trẻ em trai làm đồng minh trong việc thay đổi chuẩn mực xã hội.
  • Triển khai mới và mở rộng cơ hội tiếp cận nguồn tài trợ với kinh phí lớn hơn, mục đích là để hỗ trợ các chương trình dựa vào cộng đồng ở địa phương nhằm nâng cao năng lực phát triển nỗ lực ngăn chặn hiệu quả và sáng kiến gắn kết cộng đồng, ngăn chặn nạn tấn công tình dục, đặc biệt là các chương trình tập trung phục vụ cộng đồng da màu hay các cộng đồng yếu thế khác theo một cách tổng thể hơn.
  • Đầu tư vào các chương trình giúp chữa bệnh cho trẻ em gái Da Đen, mở rộng áp dụng cho thanh thiếu niên Da Đen thuộc nhiều nhóm giới tính, trân trọng môi trường an toàn cũng như quyền tự chủ về cơ thể của các em, phù hợp với nội dung trong Chương Trình Nghị Sự Quốc Gia Dành Cho Trẻ Em Gái Da Đen.
  • Tăng kinh phí cho việc lên kế hoạch trợ cấp và cho công tác nghiên cứu, đánh giá nhằm xây dựng các biện pháp thực hành sáng tạo, dựa trên bằng chứng, tập trung giải quyết tác động bất cân xứng của nạn bạo hành giới cũng như các rào cản bất công và phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống đối với người sống sót từ các cộng đồng bên lề.
  • Tăng cường nỗ lực nhằm thúc đẩy thay đổi văn hóa ở nơi làm việc và đảm bảo rằng nơi làm việc không bị quấy rối và bạo hành tình dục, bao gồm trọng tâm chính hướng tới các ngành như khách sạn và nhà hàng, người giúp việc nhà, công nhân nhập cư làm trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động dọn dẹp và những người khác phải đối mặt với tác động bất cân xứng của nạn quấy rối và bạo hành tình dục ở nơi làm việc.

GIÁO DỤC

GIỚI THIỆU

Quấy rối, tấn công và xâm hại tình dục là những trải nghiệm mà học sinh thường gặp phải ở tất cả các cấp giáo dục. Trong khi học sinh thuộc mọi giới tính, chủng tộc, năng lực, giai cấp và bối cảnh đều có thể và thực sự trải qua nạn bạo hành tình dục, thực tế thì trẻ em gái, học sinh Da Đen, Bản Xứ và thuộc các nhóm da màu khác, cộng đồng LGBTQIA+, bị khuyết tật, nhập cư và nhóm học sinh mang các đặc điểm nhận dạng bên lề khác là những đối tượng đặc biệt hay bị tổn thương. Ví dụ, trẻ em gái Da Đen bị tấn công tình dục sẽ có khả năng dễ bị phớt lờ, đổ lỗi và trừng phạt hơn khi các em trình báo, một phần bởi những điểm đặc trưng mang tính chất phân biệt chủng tộc và giới tính khiến giới chức nhận thức trẻ em gái Da Đen có hơi hướng trưởng thành hơn, hấp dẫn giới tính hơn, ít ngây thơ hơn và không đáng được bảo vệ so với trẻ em gái da trắng cùng độ tuổi.

Khi xảy ra quấy rối và bạo hành tình dục, phản ứng của các tổ chức thường gây tổn hại cho người sống sót. Nhà trường phụ thuộc vào các mô hình lập chính sách và mô hình pháp lý tội phạm không xoay quanh nhu cầu của người sống sót. Họ cũng tập trung bảo vệ tổ chức, ưu tiên cho nhu cầu của kẻ tấn công hơn là nhu cầu của người sống sót, thậm chí rất hay trừng phạt người sống sót đã trình báo, nhất là khi họ không có các điểm đặc trưng của nạn nhân “lý tưởng”. Thực tế này đã đẫn đến điều mà chúng ta gọi là “xâm hại tình dục tới hệ thống nhà tù” đối với trẻ em gái. Thay đổi văn hóa xoay quanh nạn bạo hành tình dục ở trường học cũng đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận kỷ luật của nhà trường. Trong đó bao gồm xóa bỏ các biện pháp phản ứng chú trọng việc trừng phạt và trục xuất vốn gây tổn hại cho người sống sót, những người thường bị kỷ luật khi họ trình báo hoặc khi họ nổi loạn do bị sang chấn mà không được điều trị.

Là nơi dạy và học, trường học có sức mạnh để chuyển dịch văn hóa của chúng ta sao cho có ý nghĩa, bằng cách giúp học sinh nhận ra cái hại của bạo hành tình dục và ngăn chặn những câu nói thúc đẩy điều đó. Tất cả học sinh cần có khả năng học tập một cách an toàn và đàng hoàng, nhà trường có cơ hội để tạo ra các cộng đồng nơi học sinh có thể được hưởng nội dung giáo dục mà không có sự bạo hành—nơi mà chúng có thể cảm thấy an toàn và tiếp thu kiến thức chất lượng, kỹ năng và công cụ để phát triển. Những học sinh trải qua nạn bạo hành tình dục và các dạng khác của quấy rối tình dục đáng được các tổ chức giáo dục đối xử ưu tiên trong việc giải quyết và khắc phục những tổn hại mà các em đã gặp phải.

CHÚNG TÔI ĐANG KÊU GỌI

  1. Ngay lập tức bãi bỏ các quy định trong Đề Mục IX của Bộ Giáo Dục DeVos, đây là những quy định đã làm suy yếu khả năng ứng phó của nhà trường trước nạn tấn công tình dục và các hình thức quấy rối tình dục khác, đồng thời khôi phục các biện pháp bảo vệ thiết thực trong Đề Mục IX dành cho tất cả thanh thiếu niên ở trường học, bao gồm cộng đồng LGBTQIA+ và thanh thiếu niên không theo tiêu chuẩn giới.
  2. Giáo dục sức khỏe giới tính có hiểu biết về sang chấn, trấn an cộng đồng LGBTQIA, có ứng phó về mặt văn hóa và ngôn ngữ, chính xác về mặt y khoa, phù hợp với độ tuổi và năng lực phát triển, toàn diện và phổ cập, trong đó đề cập tới các vấn đề như nạn xâm hại tình dục trẻ em, sự chấp thuận, sức khỏe sinh sản, mối quan hệ lành mạnh, quấy rối tình dục và bạo hành hẹn hò, cũng như tới các nguồn lực hỗ trợ và tập huấn cho phụ huynh và người làm giáo dục để họ có thể nhận ra và ứng phó khi thấy dấu hiệu của xâm hại tình dục, đồng thời trao đổi với thanh thiếu niên về tổn hại tình dục trong cuộc đời của họ.
  3. Các phương pháp tiếp cận công lý ở trường học mang tính chất phục hồi, xoay quanh người sống sót và có hiểu biết về sang chấn, cho phép chuyển từ cách tiếp cận trừng phạt sang hình thức kỷ luật ở trường học.
  4. Loại bỏ lực lượng cảnh sát khỏi trường học và đầu tư vào việc cố vấn, hỗ trợ sức khỏe tâm thần, hỗ trợ cộng đồng và học tập kỹ năng giao tiếp/tình cảm.
  5. Hỗ trợ và cung cấp các nguồn lực hỗ trợ bí mật cho học sinh bị bạo hành tình dục, trường học nên đầu tư xây dựng mối quan hệ đối tác với các cơ quan dựa vào cộng đồng bên ngoài để có được sự hỗ trợ này.
  6. Biến chuyển văn hóa học đường để phá vỡ các khuôn mẫu và xu hướng quyền lực có tính chất ủng hộ văn hóa hiếp dâm (giữa giới chức và học sinh, nhưng cũng đồng thời ủng hộ sự khác biệt bắt nguồn từ chủng tộc, giới tính, giai cấp, khuynh hướng tính dục, bản dạng giới, tình trạng khuyết tật, v.v.), cho phép nhà trường tập trung vào việc ngăn chặn, nhờ người ngoài cuộc can thiệp và tạo ra môi trường nơi học sinh thuộc đủ các nhóm nhận dạng có thể phát triển. Trong đó bao gồm việc loại bỏ các quy định về trang phục và biện pháp thực hành khác mà có động thái lục soát cơ thể của học sinh (nhất là cơ thể của trẻ em gái, học sinh không theo tiêu chuẩn giới và học sinh da màu) theo những cách phản ánh định kiến phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính; sử dụng các cuộc khảo sát về môi trường học đường như một kênh thông tin để học sinh có thể chia sẻ về nhận thức của bản thân; đồng thời nhà trường phải cam kết giải quyết các vấn đề phát hiện được từ những cuộc khảo sát này.

CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHÚNG TA

  • Thông qua H.R. 5388, dự luật này sẽ bãi bỏ các quy định về quấy rối tình dục gây hại trong Đề Mục IX mà Bộ Giáo Dục DeVos đã ban hành.
  • Đảm bảo các biện pháp bảo vệ thiết thực chống hành động phân biệt đối xử đối với học sinh thuộc cộng đồng LGBTQIA+, bao gồm biện pháp qua hướng dẫn của Bộ Giáo Dục và thông qua Đạo Luật Bình Đẳng, trong đó nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử dựa vào giới tính, khuynh hướng tính dục và bản dạng giới trong các chương trình do liên bang cấp vốn và Đạo Luật Chống Quấy Rối Trong Môi Trường Đại Học Tyler Clementi, trong đó yêu cầu các tổ chức giáo dục đại học phải thông qua chính sách chống quấy rối, bao gồm khuynh hướng tính dục và bản dạng giới và phải công nhận hành vi bắt nạt qua mạng là một hình thức quấy rối.
  • Đầu tư vào các dịch vụ có hiểu biết về sang chấn chuyên hỗ trợ sức khỏe tâm thần và loại bỏ cảnh sát khỏi trường học bằng cách thông qua Đạo Luật Cố Vấn Không Hình Sự Hóa Ở Trường Học.
  • Cấp kinh phí để đảm bảo rằng các trường cấp K-12 có điều phối viên phụ trách quy định của Đề Mục IX, đây là người sẽ giải quyết nhu cầu của người sống sót là học sinh, đồng thời đảm bảo rằng các trường cấp K-12 sẽ đào tạo nhân viên về cách ứng phó phù hợp với nạn quấy rối tình dục.
  • Yêu cầu tổ chức khảo sát môi trường theo kết quả công khai ở các trường cấp K-12 và trường đại học, tăng ngân sách cho công tác điều tra hành vi quấy rối tình dục, tăng cường hình phạt cho các trường vi phạm quyền lợi của người sống sót, bao gồm việc thông qua Đạo Luật về Bạo Hành Tình Dục trong Khuôn Viên Trường HALT.
  • Hỗ trợ người sống sót là sinh viên bằng cách đảm bảo tất cả các trường đại học, cao đẳng phải bố trí Điều Phối Viên Nguồn Lực Ứng Phó Với Nạn Tấn Công Tình Dục để giúp sinh viên gặp bạo hành tình dục có thể tiếp cận với hệ thống hỗ trợ và trình báo theo quy định trong Đạo Luật về Trách Nhiệm và An Toàn trong Khuôn Viên Trường (CASA).
  • Giải quyết nhu cầu của trẻ em gái Da Đen và trẻ em gái thuộc các nhóm da màu khác, những người đã bị tổn hại về tình dục, bằng cách thông qua Đạo Luật Chấm Dứt Nạn PUSHOUT, trong đó có quy định cấp ngân sách mới giúp các trường tập trung vào phương pháp chăm sóc sang chấn nhằm đảm bảo học sinh được an toàn khi ở trường, thay vì dựa vào biện pháp đình chỉ, trục xuất và trừng phạt thân thể.
  • Đảm bảo tất cả các trường công lập phải triển khai một chương trình về xâm hại tình dục trẻ em theo hướng ngăn chặn dành cho học sinh, giáo viên/nhân viên nhà trường và phụ huynh/người giám hộ. Hỗ trợ giáo dục sức khỏe giới tính toàn diện cho cả cộng đồng LGTBQIA, loại bỏ ngân sách liên bang cho bất kỳ chương trình nào giữ lại thông tin về HIV, không chính xác về mặt y khoa hay được chứng minh là không hiệu quả, thúc đẩy đặc trưng giới hay không nhất quán với các biện pháp cấp bách về y tế cộng đồng có đạo đức bằng việc thông qua Đạo Luật về Giáo Dục Thực Sự cho Thanh Thiếu Niên Khỏe Mạnh.
  • Tăng ngân sách cho Chương Trình Trợ Cấp để Giảm Bạo Hành Gia Đình, Bạo Hành Hẹn Hò, Tấn Công Tình Dục và Theo Dõi Trên Khuôn Viên Trường, chương trình do Văn Phòng Đặc Trách Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ quản lý, để tăng cường trợ cấp cho các trường đại học, cao đẳng nhằm cải thiện nỗ lực ngăn chặn và ứng phó trên khuôn viên trường. Đồng thời, cung cấp nguồn lực hỗ trợ xây dựng và đánh giá các sáng kiến phục hồi công lý cho người sống sót sau khi bị tấn công tình dục trên khuôn viên trường, những người không muốn nhờ đến hệ thống pháp lý hình sự hay quy trình hòa giải trong khuôn viên trường.
  • Mô phỏng những cải cách chính sách liên bang này ở cấp tiểu bang và địa phương, áp dụng cách khác để tăng cường biện pháp bảo vệ cơ bản cho người sống sót là học sinh theo yêu cầu trong Đề Mục IX và các luật liên bang khác.

PHỤC HỒI CÔNG LÝ

GIỚI THIỆU

Xã hội nói với chúng ta rằng khi gục ngã, chúng ta nên đứng dậy ngay lập tức. Khi bị ốm, chúng ta nên “cố chịu” mà đi làm. Và khi bị tổn hại, chúng ta phải vượt qua nó. Tâm lý này là gốc rễ của một nền văn hóa không tạo ra không gian cho việc phục hồi. Đối với người sống sót của nạn bạo hành tình dục, các rào cản xuất hiện ngày càng nhiều. Trong đó bao gồm kỳ thị xã hội xoay quanh nạn bạo hành tình dục, kỳ thị xoay quanh việc yêu cầu hỗ trợ, thiếu kinh phí điều trị, thiếu sự hỗ trợ của người sử dụng lao động và thời gian nghỉ chữa bệnh có lương, và khả năng tiếp cận không bình đẳng với những biện pháp điều trị và dịch vụ từ các nhà cung cấp có hiểu biết về sang chấn và biến số sức mạnh trong vấn đề xâm hại và áp bức. Ngoài ra, thông điệp chi phối xoay quanh việc ai được coi là người sống sót và ai thì không, cũng như thế nào thì được coi là phục hồi, thường chủ yếu tập trung ở Châu Âu mà bỏ quên yếu tố chăm sóc phù hợp về văn hóa.

Những người từng bị tổn hại bởi nạn bạo hành tình dục cần phải được điều trị bằng sự tận tâm và thương cảm, được tiếp cận phương thức hỗ trợ và dịch vụ mà họ cần và muốn. Người sống sót cần phải có khả năng chi phối hành trình phục hồi của chính mình mà không bị ngăn cản, dù là về mặt tài chính hay danh tính. Người sống sót cần được tạo không gian cần thiết, đồng thời chủ lao động và những người thân yêu của họ cần hiểu rằng phục hồi không phải là một quá trình thẳng tắp, không phải lúc nào cũng thuận tiện, mà thường không có cái cần “vượt qua”, chỉ có tìm cách xoay sở để mang theo sang chấn trong hành trình tiến về phía trước. Người sống sót cần được đối xử đàng hoàng và được công nhận về tính nhân văn của họ ở tất cả các bước.

CHÚNG TÔI ĐANG KÊU GỌI

  1. Cấp kinh phí cho các chương trình dựa vào cộng đồng, phù hợp về văn hóa và có hiểu biết về sang chấn nhằm phục vụ người sống sót có nhu cầu thường bị phớt lờ bởi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ ứng phó với nạn tấn công tình dục chính thống, trong đó phải kể đến cộng đồng người Da Đen, Bản Xứ, người bị áp bức giai cấp và người da màu, cộng đồng LGBTQIA+ và người sống sót bị khuyết tật.
  2. Tất cả các hợp đồng bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo chi trả đầy đủ cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần không cần khoản đồng chi trả, bao gồm một loạt các biện pháp điều trị chấn thương, dịch vụ phục hồi trong cộng đồng, điều trị lạm dụng ma túy và các dịch vụ giảm thiểu tác hại cũng như dịch vụ chăm sóc và người chữa bệnh phù hợp về văn hóa và khẳng định bản sắc. 3. Đảm bảo người sống sót của nạn bạo hành tình dục là thanh thiếu niên được tiếp cận với dịch vụ phục hồi mà không cần sự chấp thuận của cha mẹ, đồng thời phân tích các tác động và tính hiệu quả của yêu cầu báo cáo bắt buộc.
  3. Tăng cường khả năng tiếp cận các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trực tuyến và qua điện thoại để mở rộng nhóm các nhà cung cấp dịch vụ tâm thần dành cho người sống sót ở các vùng nông thôn hay những nơi cách biệt về địa lý với trung tâm văn hóa/bản địa của mình, đồng thời nỗ lực để đảm bảo khả năng tiếp cận có ý nghĩa cho người sống sót có trình độ tiếng Anh hạn chế và những người bị ảnh hưởng bởi thế giới số hóa do khả năng tiếp cận công nghệ hạn chế.
  4. Các biện pháp khuyến khích và yêu cầu đào tạo về chống thiên vị và sang chấn cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và y tế.
  5. Đảm bảo rằng các tổ chức phải chịu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên, che đậy hành vi xâm hại tình dục trẻ em, ví dụ như trong tôn giáo và thể thao có tổ chức.

CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHÚNG TA

  • Mở rộng và cho phép phân bổ ngân quỹ liên bang dưới dạng chuyển tiền mặt trực tiếp cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, y tế, tổng thể và các dịch vụ phục hồi khác.
  • Tài trợ cho Chương Trình Dịch Vụ Chống Tấn Công Tình Dục của liên bang ở mức 200 triệu đô-la, tăng mạnh so với mức phân bổ hiện tại là 38 triệu đô-la, cho phép nhiều người sống sót hơn có thể tiếp cận các trung tâm ứng phó với khủng hoảng hiếp dâm do liên bang tài trợ, đồng thời mở rộng các dịch vụ mà những chương trình này cung cấp.
  • Cấp tài trợ có mục tiêu cho các tổ chức dựa vào cộng đồng theo nền văn hóa cụ thể, chủ yếu tập trung vào việc tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ và phúc lợi cho người sống sót thuộc các cộng đồng người da màu, nhập cư và các cộng đồng yếu thế khác.
  • Mở rộng phạm vi áp dụng của Đạo Luật Nghỉ Việc Gia Đình và Nghỉ Ốm để thêm ngày nghỉ nhằm đảm bảo an toàn, có lương cho tất cả những người sống sót của nạn bạo hành tình dục, không phụ thuộc vào thâm niên hay quy mô của chủ lao động.
  • Yêu cầu áp dụng các chính sách và quy trình bảo vệ trẻ nhỏ và thanh thiếu niên bắt buộc của liên bang cho tất cả các tổ chức phục vụ thanh thiếu niên—bao gồm đào tạo liên tục cho đội ngũ nhân sự, cơ chế trình báo nặc danh và các ủy ban an toàn có sự tham gia của thành viên trong cộng đồng và thanh thiếu niên.
  • Thay đổi luật pháp hiện đang bảo vệ các tổ chức tôn giáo bằng cách hạn chế truy cứu pháp lý đối với người sống sót trong trường hợp xâm hại tình dục trẻ em và các hình thức bạo hành tình dục khác.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE

GIỚI THIỆU

Bạo hành tình dục là một vấn đề thuộc phạm trù sức khỏe cộng đồng. Nhưng khi người sống sót của nạn bạo hành tình dục tìm đến cơ sở chăm sóc sức khỏe ngay sau khi bị tấn công tình dục, cơ sở ấy lại thường quá tập trung vào việc thu thập bằng chứng–một phản ứng thiên về hướng pháp lý hơn là một hướng chăm sóc sức khỏe. Ngay cả khi chú ý đến nhu cầu y tế ngay lúc đó của người sống sót, cơ sở chăm sóc sức khỏe cũng thường không quan tâm đến sức khỏe tinh thần, thể chất và cảm xúc về lâu về dài của họ. Hơn nữa, đối với nhiều người sống sót, sự chăm sóc mà họ cần lại có mức giá ngoài khả năng chi trả của bản thân. Những động thái công kích về việc tiếp cận đài thọ dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện—bao gồm phá thai và các rào cản đối với việc chăm sóc dành cho nhóm khẳng định LGBTQIA—cũng gây tổn hại cho người sống sót của nạn bạo hành tình dục và dẫn đến cách đối xử phân biệt với người sống sót thuộc nhóm người da màu. Hơn nữa, bản thân hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể là nơi xảy ra quấy rối tình dục, bao gồm cả bạo hành tình dục.

Không phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc, giai cấp, địa vị, khuynh hướng tính dục, bản dạng giới, tình trạng nhập cư hay việc có bị khuyết tật hay không, tất cả những người sống sót của nạn bạo hành tình dục cần được nhận sự chăm sóc sức khỏe có hiểu biết về sang chấn, phù hợp, thích hợp về ngôn ngữ và khẳng định bản sắc, dịch vụ ấy phải giải quyết cả sang chấn tức thời lẫn tác động tâm sinh lý lâu dài của nạn bạo hành tình dục. Bất an về tài chính không nên là rào cản khiến họ không nhận được sự chăm sóc đó. Sự chăm sóc này phải ưu tiên cho nhu cầu của người sống sót và phải đáp ứng mục tiêu riêng của họ thay vì tự động ưu tiên nhu cầu của hệ thống pháp lý hình sự. Đối với những người sống sót có khả năng mang thai, việc này bao gồm phải đảm bảo có sẵn phương pháp tránh thai khẩn cấp và phá thai, với chi phí hợp túi tiền và không bị kỳ thị.

CHÚNG TÔI ĐANG KÊU GỌI

  1. Triển khai bảo hiểm sức khỏe phổ cập và chất lượng, đảm bảo phạm vi áp dụng toàn diện, đối với các hậu quả về sức khỏe ngắn và dài hạn do nạn bạo hành tình dục, bao gồm chăm sóc sức khỏe sinh sản (gồm cả ngừa thai và phá thai) và chăm sóc sức khỏe tâm thần miễn phí.
  2. Tất cả các hợp đồng bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo chi trả đầy đủ cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần không cần khoản đồng chi trả, bao gồm một loạt các biện pháp điều trị chấn thương, dịch vụ phục hồi trong cộng đồng, điều trị lạm dụng ma túy và các dịch vụ giảm thiểu tác hại cũng như dịch vụ chăm sóc và người chữa bệnh phù hợp về văn hóa và khẳng định bản sắc.
  3. Đảm bảo nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đào tạo về chăm sóc sang chấn và thường xuyên tầm soát nạn bạo hành tình dục, các trường y và hiệp hội quốc gia phải tổ chức đào tạo chuyên biệt về chăm sóc sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu của người sống sót sau khi bị tấn công tình dục (bao gồm cả nhu cầu của người sống sót thuộc nhóm người da màu, nhập cư, có ngôn ngữ hay dùng không phải là tiếng Anh và thuộc cộng đồng LGBTQIA+), đảm bảo những nhà cung cấp dịch vụ được đào tạo đó đại diện cho nhiều cộng đồng khác nhau.
  4. Tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người sống sót, kể cả bằng cách đầu tư ngân sách liên bang nhằm tăng số lượng nhà cung cấp dịch vụ chuyên biệt (bao gồm y tá giám định tấn công tình dục) ở các khu vực chưa được phục vụ đầy đủ, tăng cường tài trợ cho các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng để mở rộng dịch vụ chăm sóc có hiểu biết về sang chấn, xoay quanh người sống sót, đồng thời mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe di động.
  5. Thực thi mạnh mẽ các biện pháp bảo vệ chống bạo hành tình dục và các hình thức quấy rối tình dục khác bởi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm giáo dục cộng đồng về những biện pháp bảo vệ này

CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHÚNG TA

  • Mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế, bao gồm bảo hiểm Medicaid và Medicare, đồng thời khám phá chương trình bảo hiểm sức khỏe quốc gia được chính quyền tài trợ, áp dụng cho tất cả mọi người, bao gồm đài thọ toàn bộ các dịch vụ mà người sống sót cần dùng.
  • Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc phá thai thông qua Đạo Luật Phụ Nữ EACH, đạo luật mà sẽ bãi bỏ Tu Chính Án Hyde và đảm bảo bổ sung phạm vi đài thọ phá thai trong Medicaid và các chương trình bảo hiểm y tế liên bang khác. Loại bỏ các hạn chế của tiểu bang đối với dịch vụ chăm sóc phá thai bằng cách thông qua Đạo Luật Bảo Vệ Sức Khỏe cho Phụ Nữ.
  • Thông qua Đạo Luật Tiếp Cận Biện Pháp Tránh Thai để bảo vệ và tiếp cận biện pháp tránh thai tại các hiệu thuốc.
  • Triển khai và cung cấp miễn phí toàn bộ liệu trình thuốc Phòng Ngừa HIV Sau Phơi Nhiễm cho tất cả người sống sót, bao gồm thanh thiếu niên (không cần sự chấp thuận của cha mẹ hay người giám hộ) và dịch vụ chăm sóc theo dõi.
  • Thông qua Đạo Luật Tôn Trọng Phẩm Giá của Phụ Nữ Bị Tống Giam để bảo vệ và khôi phục phẩm giá cho người sống sót tại các cơ sở cải huấn của liên bang, tiểu bang và địa phương.

CHỖ Ở & PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI

GIỚI THIỆU

Hệ thống chỗ ở và phương tiện đi lại hiện nay của chúng ta không đủ để đáp ứng nhu cầu của người sống sót. Chỗ ở chuyển tiếp và lâu dài thường nằm ngoài khả năng chi trả và không đạt tiêu chuẩn để khiến người sống sót cảm thấy an toàn và yên tâm. Phương tiện giao thông công cộng còn bỏ sót nhiều khu dân cư chưa được phục vụ đầy đủ và nằm ngoài khả năng chi trả đối với nhiều người sống sót. Các chương trình do chính phủ cấp vốn nhận được quá ít kinh phí và có tiêu chí hội đủ điều kiện quá hẹp, khiến nhiều người yếu thế gặp rủi ro lớn hơn.

Tất cả những người sống sót đều đáng được có chỗ ở và phương tiện đi lại với giá phải chăng, an toàn, đáng tin cậy, được tôn trọng nhân phẩm và có quyền tự ý định đoạt. Điều này đặc biệt đúng đối với người sống sót là người Da Đen, da màu, có thu nhập thấp, thuộc nhóm LGBTQIA+, không có giấy tờ và bị khuyết tật. Chỗ ở và phương tiện đi lại phải là các dịch vụ công cộng có tài trợ, được thiết kế cho những người cần dịch vụ và chỗ trú khẩn cấp và cấp thiết, đồng thời dành cho những người từng trải qua nạn bạo hành trong quá khứ và đang tìm cách để được tiếp tục hỗ trợ và tiến hành các liệu pháp điều trị phục hồi. Trong đó bao gồm mở rộng khả năng tiếp cận chỗ ở với dịch vụ chăm sóc có hiểu biết về sang chấn (được đào tạo theo các nhu cầu tâm sinh lý cụ thể của người sống sót). Chỗ ở và phương tiện giao thông phải được chỉ dẫn đặc biệt là phục vụ người sống sót từ những cộng đồng bên lề.

CHÚNG TÔI ĐANG KÊU GỌI

  1. Cộng đồng hãy tăng cường đầu tư vào chỗ ở an toàn, có giá cả phải chăng hơn cho người sống sót để giảm thời gian mà một người cần phải lưu lại cơ sở lưu trú khẩn cấp và chuyển tiếp.
  2. Các chương trình bao gồm chăm sóc trẻ em, đưa đón và thông dịch ngôn ngữ cũng có sẵn trong dịch vụ chỗ ở (nhất là ở vùng nông thôn hay các khu vực chưa được phục vụ đầy đủ).
  3. Các nguồn lực như hỗ trợ sức khỏe tâm thần, dịch vụ xã hội và hỗ trợ ứng phó khủng hoảng đều miễn phí và có sẵn trực tuyến hoặc hầu như người sống sót nào cũng có thể tiếp cận được.
  4. Người sống sót có thể tiếp cận chỗ ở và phương tiện đi lại mà không bị phân biệt đối xử dựa trên tình trạng nhập cư, tiền án, nghề nghiệp hay tiện ích trợ năng tại chỗ ở.
  5. Triển khai xây dựng quy định về các quyền của người thuê nhà nhằm bảo vệ người sống sót khỏi bị lạm dụng hay xâm hại bởi chủ nhà, bị chủ nhà trục xuất hay trục xuất không đáng có khi chủ nhà cho rằng người sống sót có thể có hành vi bạo lực trong tương lai.
  6. Phương tiện giao thông công cộng đáng tin cậy, hợp túi tiền và tuân thủ ADA, bên cạnh đó là các dịch vụ đưa đón theo yêu cầu, luôn đảm bảo được sự an toàn, theo ý muốn và gìn giữ sự riêng tư cho người sống sót.

CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHÚNG TA

Tìm hiểu về chính sách chuyển tiền trực tiếp không ràng buộc để giúp người sống sót trong việc hỗ trợ cuộc sống của bản thân và gia đình, đồng thời giúp họ nỗ lực hướng tới đảm bảo sự an toàn và an ninh về mặt tài chính.

Hỗ trợ thông qua Đạo Luật Giảm Tiền Thuê, trong đó quy định lập một khoản tín dụng thuế mới, có thể hoàn lại cho các hộ gia đình có chi phí thuê nhà vượt quá 30% thu nhập, bao gồm tiền thuê nhà và chi phí điện nước, giúp các gia đình có thể chi trả khi chi phí tiền thuê tăng lên.

Tăng cường mức phân bổ ngân sách cho Đạo Luật Ngăn Chặn và Dịch Vụ Hỗ Trợ Ứng Phó với Bạo Hành Gia Đình, đây là nguồn ngân sách chính của liên bang chuyên để hỗ trợ nơi lưu trú và dịch vụ khẩn cấp cho người sống sót của nạn bạo hành gia đình.

Tái phê chuẩn Đạo Luật Sự Bạo Hành Đối Với Phụ Nữ nhằm tăng cường các chế tài pháp lý, giúp người sống sót có thể ở lại nhà một cách an toàn hoặc chuyển tới nơi lưu trú lâu dài, bao gồm đầu tư vào Chương Trình Chỗ Ở Chuyển Tiếp nhằm cung cấp chỗ ở chuyển tiếp, hỗ trợ lưu trú ngắn hạn và dịch vụ hỗ trợ liên quan cho người sống sót, con cái của họ và những người phụ thuộc khác.

Tăng cường đầu tư vào Chương Trình Chăm Sóc Liên Tục của Sở Gia Cư và Phát Triển Đô Thị (HUD) nhằm hỗ trợ người vô gia cư, bao gồm việc cấp vốn để nhanh chóng cấp chỗ ở cho các cá nhân và gia đình không có nhà ở, giảm thiểu sang chấn cho họ, đồng thời đầu tư để giúp người vô gia cư có thể tự cung tự cấp.

Tăng cường đầu tư vào Chương Trình Trợ Cấp Giải Pháp Khẩn Cấp của HUD nhằm hỗ trợ người sống sót nhanh chóng ổn định trở lại ở cơ sở lưu trú lâu dài sau khi gặp khủng hoảng về chỗ ở và/hoặc trở thành người vô gia cư.

Mở rộng các chương trình của HUD để bao gồm 1) khả năng tiếp cận nhà ở an toàn cho người sống sót dựa trên nhu cầu an toàn về tâm lý, cảm xúc hoặc nhằm mục đích phục hồi và 2) để giải quyết các hành vi quấy rối và xâm hại tình dục bởi chủ nhà và nhân viên quản lý chỗ ở.

AN TOÀN TẠI NƠI LÀM VIỆC & QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

GIỚI THIỆU

Bạo hành tình dục tại nơi làm việc là một vấn đề ngày càng trở nên phổ biến đối với phụ nữ và những người khác được tuyển dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Phụ nữ da màu và người nhập cư, đặc biệt là người lao động được trả lương thấp và phụ nữ trong các ngành nghề do nam giới thống trị, là những đối tượng thường bị săn đuổi bởi người chủ, đồng nghiệp, khách hàng và những người khác nắm quyền trên họ. Nhiều người lao động bị mắc kẹt ở những vị trí khiến họ phải chịu đựng sự quấy rối hoặc xâm hại tình dục để có thể kiếm sống. Các chính sách và thông lệ tại nơi làm việc thường ưu tiên cho những người có địa vị và quyền lực xã hội chứ không ưu tiên cho những người được cho là sẽ cúi đầu và làm việc bất kể chuyện xảy ra.

Một số lao động nữ đặc biệt dễ bị quấy rối tình dục, chẳng hạn như người giúp việc gia đình, phục vụ nhà hàng và người lao động kiếm thu nhập từ tiền boa khác, người lao công và làm nông nghiệp, vốn là những việc thường được thực hiện bởi phụ nữ da màu, người nhập cư và người lao động được trả lương thấp. Tình trạng quấy rối này thường trở nên trầm trọng hơn khi nạn nhân bị cô lập, nghèo đói, là người nhập cư, thiếu hiểu biết về luật pháp và các quy trình pháp lý, không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật lao động, mạng lưới hỗ trợ hạn chế, nhận công việc giao thầu, có rào cản ngôn ngữ và sợ bị trả thù, bao gồm cả bị trục xuất. Và cũng bởi người giúp việc gia đình và người lao động trong nông nghiệp không thể hợp thành nghiệp đoàn hợp pháp để tiến hành thương lượng tập thể, vậy nên họ không thể tiếp cận các biện pháp bảo vệ chống lại nạn quấy rối tình dục mà đôi khi nghiệp đoàn có thể cung cấp nếu cam kết làm vậy.

Trong tất cả các ngành, việc khắc phục vấn đề này tỏ ra là một vấn đề đầy thách thức vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm một thực tế đó là người sống sót thường bị bỏ ra ngoài khi quyết định xoay quanh những điều sẽ khiến họ cảm thấy an toàn và yên tâm khi ở nơi làm việc, họ cũng không được mời chia sẻ quan điểm, mong muốn hay giải pháp của bản thân.

Tất cả chúng ta phải có khả năng làm việc một cách đàng hoàng, không bị đe dọa bởi nạn bạo hành tình dục, bao gồm cả quấy rối tình dục. Người sống sót phải dẫn đầu và trở thành tâm điểm của phong trào thay đổi này, người lao động phải có khả năng xây dựng quyền lực tập thể và vận động cho những gì tốt nhất cho chính họ cũng như cho những người thân yêu của họ, đồng thời tập các giải pháp chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bao gồm cả quấy rối tình dục, theo hướng ngăn chặn tác hại trước khi xảy ra thay vì chỉ giải quyết vấn đề sau khi đã xảy ra.

CHÚNG TÔI ĐANG KÊU GỌI

  1. Cải cách cơ cấu nơi ở nơi làm việc nhằm xây dựng quyền lực tại nơi làm việc cho phụ nữ, nhất là phụ nữ da màu, bao gồm nghỉ phép có lương, tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em chất lượng và hợp túi tiền, lịch làm việc hợp lý và mức lương công bằng, thỏa đáng. Trong đó cũng bao gồm các biện pháp bảo vệ dành cho người giúp việc gia đình, người lao động trong nông nghiệp, người lao động hưởng tiền boa, lao động theo hợp đồng, lao động thanh niên, lao động từng bị tống giam và những người khác.
  2. Tăng cường các nguồn lực hỗ trợ và hướng đi giúp người lao động tổ chức thành tập thể nghiệp đoàn trong mọi ngành nghề. Các nhà hoạch định chính sách và cơ quan thực thi pháp luật cần tập trung vào và làm việc trực tiếp với người sống sót và người lao động khi xây dựng giải pháp chính sách công và thực thi các biện pháp bảo vệ người lao động.
  3. Việc dỡ bỏ các rào cản tiếp cận công lý cho người sống sót của nạn quấy rối tại nơi làm việc, bao gồm kéo dài thời hiệu khiếu nại đối với hành vi phân biệt đối xử và quấy rối tại nơi làm việc thành ít nhất là ba năm.
  4. Các biện pháp thiết thực nhằm ngăn chặn hành vi quấy rối và chống phân biệt đối xử ở mọi nơi làm việc, bao gồm đào tạo về can thiệp cho đồng nghiệp và người ngoài cuộc, điều tra môi trường hàng năm và ủy ban độc lập của người lao động nhằm xác định các vấn đề tại nơi làm việc và định hướng giải pháp.
  5. Mở rộng tất cả các biện pháp bảo vệ người lao động và việc làm hiện có cho tất cả người lao động, bao gồm nhà thầu độc lập, lao động thời vụ, người giúp việc gia đình, lao động trong nông nghiệp, lao động theo hợp đồng, lao động khách mời và lao động không có giấy tờ.
  6. Tăng cường tính minh bạch để buộc người sử dụng lao động phải có trách nhiệm giải trình và ngăn việc xóa chứng cứ về các hành vi quấy rối trong tổ chức của họ. Nghiêm cấm người sử dụng lao động ép buộc cá nhân ký thỏa thuận không tiết lộ (NDA) hay sử dụng phương thức xét xử cưỡng bức để ngăn người lao động nói về hành vi phân biệt đối xử, bao gồm cả quấy rối. Yêu cầu người sử dụng lao động phải thực hiện đánh giá môi trường hàng năm và báo cáo kết quả cho Hội Đồng Quản Trị, cho nhân viên và/hoặc lưu trong hồ sơ của công ty, cũng như công khai thông tin để người tiêu dùng và nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sáng suốt và báo cáo công khai về các khiếu nại hành vi quấy rối.
  7. Các hệ thống hỗ trợ trình báo hành vi quấy rối và phân biệt đối xử, hỗ trợ có hiểu biết về sang chấn, có thể tiếp cận và đáng tin cậy hơn, trong đó phải cho phép khả năng trình báo cho bên thứ ba và phòng chống tốt hơn trước hành vi trả đũa đối với người lao động đã trình báo khiếu nại. Đảm bảo rằng các cá nhân không có giấy tờ khi trình báo những hành vi như vậy sẽ không bị đe dọa hay giam giữ, trục xuất hay phải chịu các hậu quả pháp lý khác vì đã trình báo.
  8. Người sử dụng lao động phải trả đầy đủ mức lương tối thiểu trước khi thêm tiền boa đối với người lao động nhận tiền boa, như vậy sẽ giúp người lao động không còn phải chịu đựng những hành vi không phù hợp, không thể chấp nhận được chỉ để có thể kiếm sống. Ngoài ra, yêu cầu người sử dụng lao động phải cho phép người lao động được nghỉ có lương khi bị ốm, nghỉ phép có lương và được hưởng các quyền lợi khác dựa trên mức lương đầy đủ, để đảm bảo người lao động có thể chăm sóc bản thân và người thân của mình khi cần.

CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHÚNG TA

  • Thông qua Đạo Luật ĐƯỢC LẮNG NGHE ở Nơi Làm Việc để ngăn chặn hành vi phân biệt đối xử và quấy rối tại nơi làm việc, bằng cách đảm bảo rằng tất cả người lao động đều được bảo vệ bởi luật chống phân biệt đối xử, lấp các lỗ hổng có thể khiến tòa án bác bỏ khiếu nại về hành vi quấy rối, kéo dài thời hạn khiếu nại, mở rộng các biện pháp khắc phục có sẵn tại tòa án, v.v. Việc này cũng sẽ yêu cầu người sử dụng lao động phải trả đầy đủ lương tối thiểu cho người lao động trước khi trả tiền boa.
  • Thông qua Đạo Luật TRAO QUYỀN, đạo luật này sẽ hạn chế khả năng của người sử dụng lao động trong việc áp đặt thỏa thuận không tiết lộ và không chê bai để che đậy hành vi quấy rối, yêu cầu các công ty đại chúng phải công khai thông tin mới về các phán quyết và phương án giải quyết vụ việc quấy rối, tổ chức một kênh thông tin mới để nhân viên có thể bí mật trình báo về hành vi quấy rối, đồng thời tăng cường các chương trình đào tạo về chống quấy rối.
  • Thông qua Đạo Luật về Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền cho Người Giúp Việc Gia Đình, đây là dự luật quốc gia đầu tiên đưa ra các cơ chế bảo vệ thiết thực tại nơi làm việc cho toàn bộ lĩnh vực chăm sóc. Luật này đề cập tới những biện pháp đã bị bãi bỏ trong quá khứ và thiết lập các giải pháp sáng tạo cho những vấn đề còn tồn tại lâu nay trong lĩnh vực này.
  • Giảm khả năng dễ bị tổn thương trước hành vi quấy rối bằng cách nâng lương, bao gồm thông qua Đạo Luật Nâng Tiền Lương, trong đó sẽ nâng mức lương tối thiểu theo quy định của liên bang từ $7.25 lên $15 mỗi giờ, đồng thời đảm bảo người lao động nhận tiền boa, người lao động bị khuyết tật và người lao động là thanh thiếu niên có quyền hưởng cùng mức lương tối thiểu như tất cả mọi người, đồng thời thông qua Đạo Luật Trả Lương Công Bằng, để chống lại hành vi phân biệt đối xử trong vấn đề tiền lương.
  • Tăng cường sức mạnh của người lao động để họ cùng nhau tổ chức và giải quyết vấn đề bằng cách thông qua Đạo Luật PRO,
  • Giảm tình trạng bất bình đẳng giới, vốn là động lực cho hành vi quấy rối tình dục, bằng cách thông qua Đạo Luật GIA ĐÌNHĐạo Luật Gia Đình Mạnh Khỏe để tạo điều kiện tiếp cận chế độ nghỉ gia đình và nghỉ bệnh có lương, ngày nghỉ ốm có lương cho tất cả mọi người, bao gồm khả năng tiếp cận chế độ nghỉ có lương để chăm sóc sức khỏe tâm thần và y tế, tham gia tố tụng pháp lý và các dịch vụ cần thiết khác để giúp người sống sót giải quyết vấn đề bạo hành tình dục; Đạo Luật Công Bằng cho Lao Động Mang Thai, để yêu cầu người sử dụng lao động phải cung cấp tiện nghi hợp lý cho nhân viên có nhu cầu do đang mang thai, sinh con hoặc mắc tình trạng bệnh lý liên quan; Đạo Luật về Lịch Làm Việc để người lao động có lịch làm việc ổn định và dễ đoán hơn, để họ có thể có tiếng nói trong quá trình xếp lịch; và Đạo Luật Chăm Sóc Trẻ Em Cho Gia Đình Làm ViệcĐạo Luật Chăm Sóc Trẻ Em và Học Tập Từ Sớm Phổ Cập để đảm bảo mọi gia đình đều được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ và cơ hội học tập từ sớm có chất lượng cao, hợp túi tiền.
Safe exit